ClockThứ Sáu, 27/12/2019 16:41

Gieo mầm đọc sách về làng quê

TTH.VN - Những cuốn sách còn thơm mùi giấy với đủ thể loại được trao tận tay đến các hộ gia đình trước sự ngỡ ngàng của dân làng Quảng Xuyên (xã Phú Xuân, huyện Phú Vang). Đó là một trong những nỗ lực kéo gần khoảng cách về mức đọc sách của nông thôn và thành thị đang được chính những người yêu sách thực hiện, góp phần đưa về sách cho trẻ em, gia đình vùng nông thôn.

Hình thành thói quen đọc sách cho học sinh tiểu họcKhuyến học bằng khuyến đọcTruyền tình yêu sách cho học sinhTủ sách cho em

Những cuốn sách đầu tiên được đưa về gia đình anh Nguyễn Tiến, khởi động cho chương trình xây dựng tủ sách gia đình

Một ngày cuối năm, các thành viên của Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh cùng anh Nguyễn Quang Thạch – người phát động chương trình Sách hóa nông thôn khắp đất nước đã đưa những thùng sách về với vùng quê bên chân đầm Sam.

Từ ước nguyện của Tiệp

Ít ai biết rằng, có được những thùng sách như vậy là nhờ cầu nối từ một nghiên cứu sinh đang học tập và làm việc tại Nga. Đó chính là chàng trai Nguyễn Tiệp. Tiệp từng lớn lên vùng quê Quảng Xuyên và hiểu được những khát khao mà chính bản thân mình trải qua: sách!

Có nhiều thứ để gieo mầm, nhưng quan trọng nhất vẫn là sách. Sách trao truyền tri thức, gây dựng nền tảng văn hóa trong mỗi con người. Sau một thời gian tìm hiểu, Tiệp kết nối được với anh Thạch và Viện Nghiên cứu phát triển trước khi quyết định đưa sách về nơi mà mình đã sinh ra lớn lên.

Dù bận rộn với việc nghiên cứu ở xứ sở Bạch Dương, nhưng thông qua các kênh trao đổi, Tiệp đã nhờ anh Thạch hỗ trợ tư vấn các đầu sách và lên kế hoạch lập tủ sách gia đình, để các em nhỏ có thể truyền tay những cuốn sách hay, có giá trị về mặt kiến thức, đời sống. “Mình chỉ mong sao những đứa trẻ ở làng quê đọc được càng nhiều sách, tiếp thu được nhiều kiến thức. Và đó là cánh cổng giúp các em tự tin trên hành trình của cuộc đời mình”, anh Tiệp chia sẻ khi quyết định đưa sách về làng.

Thông qua nhiều sự tư vấn, sách đã được đặt mua mới với rất nhiều thể loại, phù hợp với lứa tuổi, sở thích của các em vùng quê. Đích thân anh Thạch đã về tận nơi để tham khảo và lên kế hoạch giúp Tiệp về tủ sách. “Tôi rất vui khi nhận thấy rằng dù nghèo, nhưng nhiều phụ huynh ở đây rất chú trọng chuyện đọc cho con. Chừng ấy thôi, đã nói lên tất cả”, anh Thạch hào hứng khi bắt gặp rất nhiều gia đình chịu khó mua sách, đầu tư tủ sách ngay trong gia đình.

Theo anh Thạch, đây là vùng quê đầu tiên ở Huế mà anh đến để tham vấn và xây dựng tủ sách gia đình, trẻ em. Trong hành trình lần này, anh đã đưa sách đến tận tay một số hộ gia đình, trường học. Anh dặn dò các gia đình: “Hay để không gian của mỗi ngôi nhà là một thư viện. Hãy để mọi người được đắm chìm theo từng trang sách”.

Tủ sách nuôi dưỡng ước mơ

Cầm trên tay những cuốn sách mới tinh, anh Nguyễn Tiến (36 tuổi, thôn Quảng Xuyên) không khỏi xúc động. Dù rất ý thức được việc đọc cho con, nhưng bận rộn với công việc nên anh Tiến đôi khi còn lơ là. Anh Tiến nói rằng, hầu như vùng quê này ai ai cũng chạy theo việc mưu sinh, thành ra việc đọc và học hành của con em nhiều khi không được quan tâm cho lắm.

Thêm vào đó, sự phát triển của công nghệ cũng khiến nhiều trẻ nhỏ bị ảnh hưởng theo, nhưng nguyên nhân chính cũng từ các bậc làm cha, làm mẹ không chịu làm gương và đồng hành cùng con. Vì thế, khi nghe tin sách được đưa về nhà, xây dựng tủ sách trong nhà mình, anh Tiến rất mong chờ. “Những cuốn sách này sẽ giúp tụi nhỏ có được một không gian để khám phá”, anh Tiến nói với giọng trân trọng.

Những bạn trẻ yêu sách trên đường di chuyển tặng sách cho các gia đình ở  vùng quê Quảng Xuyên, Phú Xuân

Ngay sau khi trao sách cho gia đình anh Tiến, hành trình đã đến với căn nhà của anh Nguyễn Văn Lịnh, cách đó gần 1km. Anh Lịnh kể rằng, dù yêu sách nhưng điều kiện không cho phép nên việc con trẻ ở đây ít được tiếp cận, rất thiệt thòi. Và đây cũng là lần đầu tiên, anh Lịnh nhận được nhiều sách như thế để cho tụi nhỏ trong xóm đến đọc. Không chỉ trao sách, các thành viên của nhóm làm tủ sách đã hướng dẫn đến anh cách quản lý, tìm hiểu sở thích đọc sách của từng trẻ nhỏ.

TS.Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tâm huyết khi cùng bắt tay với Tiệp và anh Thạch thực hiện tủ sách gia đình, trẻ em. Theo TS.Cường, làm cha mẹ thì ai cũng muốn con mình chăm ngoan, hiểu biết có nghề nghiệp tốt sau khi ra trường. Để làm được điều đó, việc đọc sách ngay từ nhỏ rất quan trọng, giúp trẻ nhỏ nuôi dưỡng kĩ năng sống, sáng tạo. Vì thế, việc xây dựng những tủ sách như thế vô cùng quan trọng.

“Những tủ sách được xây dựng ở Quảng Xuyên sẽ giúp con cháu trong gia đình, xóm làng không chỉ có cơ hội thu nhận tri thức, mà tạo sự lan tỏa đến nhiều địa phương khác, giúp mọi người hiểu được vai trò quan trọng của việc đọc, xây dựng tủ sách”, TS.Cường nói và cho biết, trong quá trình xây dựng tủ sách, sẽ tiếp tục theo dõi, tham khảo và hỗ trợ nhiều đầu sách khác nữa. Xa hơn, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ, kêu gọi các làng quê trên địa bàn tỉnh hình thành nên các tủ sách như thế.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng

Tự truyện “Mạ tui” của Nguyễn Viết An Hòa được NXB Thuận Hóa in từ năm 2018, đã được “nối bản” nhiều ngàn cuốn, mặc dù theo quan niệm thông thường, tác giả là người không/chưa nổi tiếng. Hơn chục năm trước, trong một cuốn sách đã in, tôi nêu vấn đề “Tự truyện không chỉ dành cho người nổi tiếng”.

Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng
Có đồng thuận, có thành quả

Sự đồng thuận đó, chắc chắn không phải tự dưng mà có, mà là thành quả của sự nỗ lực “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” của những người làm công tác dân vận.

Có đồng thuận, có thành quả
Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 2: Muốn lan tỏa, thôi phụ thuộc ngân sách

Bên cạnh việc lan tỏa ra thị trường đến rộng rãi hơn với bạn đọc không những trong nước mà xa hơn là quốc tế, những ấn phẩm Tủ sách Huế về lâu dài cần được nhân rộng số lượng phát hành thông qua hình thức xã hội hóa. Xa hơn cũng cần tính toán để Tủ sách Huế thích ứng với quá trình chuyển đổi số để mọi người dễ tiếp cận. Đây là hiến kế của các chuyên gia, những người hoạt động trong lĩnh vực xuất bản khi bàn về đường hướng phát triển Tủ sách Huế không chỉ trong tương lai, mà cần hành động ngay từ bây giờ.

Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 2 Muốn lan tỏa, thôi phụ thuộc ngân sách
Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 1: Khiêm tốn số lượng, nặng tính hàn lâm

4 năm ra đời, đề án Tủ sách Huế đến nay chỉ có 11 ấn phẩm, một con số rất khiêm tốn. Nhưng buồn hơn khi những ấn phẩm ấy chỉ dừng lại với số lượng in giới hạn và “đeo gông” sách không bán, khiến nhiều người khó tiếp cận. Phía những người thực hiện Tủ sách Huế cho rằng nguyên do dẫn đến điều đó là ngân sách hạn chế, nhưng nhiều ý kiến khác nhận định đó là sự thụt lùi, thậm chí đi ngược lại chủ trương lan tỏa giá trị của Tủ sách Huế cũng như văn hóa đọc trong đời sống hiện nay. Vì thế, cần có giải pháp để tháo gỡ khó khăn mà Tủ sách Huế đang phải đối mặt.

Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 1 Khiêm tốn số lượng, nặng tính hàn lâm

TIN MỚI

Return to top