ClockThứ Năm, 18/04/2019 06:45

Gợi ý cho áo dài Huế

TTH - Nếu chúng ta ca ngợi mãi cái đẹp và sự lãng mạn của áo dài Huế, nhưng lại không biến những điều đó thành sản phẩm tiêu dùng thì đó là vấn đề của giải pháp và phương pháp.

Đưa Zèng lên áo dài HuếNgắm bộ sưu tập áo dài mang tên "Văn hiến kinh kỳ"Yêu tà áo dài HuếKhi áo dài trở thành ''thượng phẩm"Huế được mặc định "có thương hiệu" áo dài

Trưng bày, giới thiệu áo dài

Nhà thiết kế (NTK) Đặng Thị Minh Hạnh nhấn mạnh điều đó, đồng thời chia sẻ một số cách để đưa áo dài Huế trở thành sản phẩm tiêu dùng bình dị mà cao cấp.

Khai thác ưu thế của Huế

Thừa Thiên Huế có rất nhiều ưu thế vô cùng lớn để phát triển thương hiệu cho sản phẩm áo dài. Với con mắt nhà nghề, NTK Minh Hạnh nhìn ra những làng nghề truyền thống, như: thêu, kim hoàn, kết… đều là tiềm năng để Huế trang trí, điểm xuyến và làm mới chiếc áo dài. Không những thế, đội ngũ thợ may, nhà may và văn nghệ sĩ có đẳng cấp khiến Thừa Thiên Huế có lợi thế khó so sánh. Chính đội ngũ này đã có sẵn tố chất để tạo nên những chiếc áo dài đúng nghĩa và mang bản sắc riêng Huế. Từ rất lâu, NTK Minh Hạnh cảm nhận Huế có ưu thế vô cùng lớn về đội ngũ văn nghệ sĩ. Cảm nhận đó càng rõ ràng hơn khi giữa bà và các họa sĩ Huế đã hợp tác thực hiện thành công lễ hội áo dài với chủ đề “Hội họa Huế trong tà áo dài Việt”. Hiệu ứng từ thành công ấy là đến nay đã có những cặp đôi là nhà thiết kế -họa sĩ cùng nhau hợp tác để tạo ra sản phẩm áo dài ứng dụng.

Theo NTK Minh Hạnh, Thừa Thiên Huế có đặc sản “tím Huế” nên cần thiết phải khai thác yếu tố văn hóa bản địa này cho áo dài Huế. Không có nơi nào ở Việt Nam có màu sắc được định danh như Huế với màu tím Huế và “tím Huế” mang lại những giá trị... "khủng khiếp" cho văn hóa bản địa của Cố đô. Có điều, hiện nay là thời đại của sở hữu trí tuệ, nếu không sớm xác định “tím Huế” cho riêng mình, Thừa Thiên Huế sẽ khó để giữ lại giá trị đó cho chiếc áo dài của mình. 

Từ một xấp vải đến chiếc áo dài, không riêng thợ may, thương mại mà cần có cả sự trợ giúp của họa sĩ, văn sĩ và các nhà nghiên cứu văn hóa. Những chuyên gia trong các lĩnh vực sẽ giúp chiếc áo dài luôn mới bên cạnh những giá truyền thống cốt lõi. Mới để hợp thời và không bị lạc hậu. NTK Minh Hạnh gợi ý, muốn đổi mới áo dài như thế nào, hãy giao cho các nhà chuyên môn, các nhà thiết kế. Họ sẽ có giải pháp phù hợp để đưa ra những mẫu áo dài đúng nhu cầu thời đại và nâng tầm đời sống văn hóa cho người sử dụng trang phục này.

Sự chuyên nghiệp

Áo dài là trang phục truyền thống, nhưng xu thế xã hội đang khiến áo dài ít được đại đa số người dân sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Để áo dài trở lại nhiều hơn trong cuộc sống thường nhật, NTK Minh Hạnh cho rằng đó là nhiệm vụ mấu chốt của marketing và marketing online. Điều này phù hợp trong thời đại 4.0, sử dụng các hiệu ứng kết nối trực tuyến để quảng bá và đưa hình ảnh chiếc áo dài xuất hiện nhiều hơn trong cuộc sống và các phương tiện truyền thông. Bà dẫn giải: “Có những chiếc áo dài rất đắt tiền, vẫn tầm thường, nhưng có những chiếc rất bình dị lại cao cấp. Sự cao cấp ấy nằm ở chỗ hàm lượng văn hóa được các nhà tạo mẫu sử dụng để tạo nên một sản phẩm ứng dụng hữu hiệu. Nhiệm vụ của marketing chính là không tầm thường hóa áo dài và nâng trang phục này lên vị trí thiêng liêng nhất trong nhu cầu sử dụng của đời sống”.

Bàn đến giải pháp phát triển thương hiệu áo dài Huế, NTK Minh Hạnh đặc biệt lưu ý đến tính chuyên nghiệp trong cách làm nghề và quy cách phục vụ. Từ nhiều năm trước, nữ du khách của nhiều vùng miền trong nước, nhất là Hà Nội, đều tranh thủ mỗi dịp đến Huế đặt may nhiều bộ áo dài. Điều này cho thấy, đội ngũ thợ may, nhà may ở Huế đã tạo được sự khác biệt. Nhưng ở thời điểm hiện tại, xu hướng này không còn nổi bật. Để lấy lại “phong độ” này, theo NTK Minh Hạnh, Thừa Thiên Huế cần xây dựng quy trình may áo dài nhanh chuyên phục vụ khách du lịch và xây dựng không gian riêng cho áo dài; trong đó lấy yếu tố nhanh, chính xác và sự chuyên nghiệp làm đầu. Trước mắt, nếu chưa thể có phố áo dài thì nên Thừa Thiên Huế sớm có trung tâm áo dài. Nơi đó, người tiêu dùng (nhất là khách du lịch) có thể tìm mua được những sản phẩm chất lượng, đúng giá trị và được phục vụ một cách chuyên nghiệp.

“Tôi nhấn mạnh tính chuyên nghiệp của những người làm áo dài trong quy trình nâng tầm áo dài trở thành sản phẩm tiêu dùng thiết thực với đời sống. Tính chuyên nghiệp ở đây bao gồm sự tâm huyết, sự hy sinh và tính kiên trì. Nếu quy trình sản xuất và đưa áo dài ra thị trường không đủ tính chuyên nghiệp, thì nguy cơ bị mất nhiều thứ là trước mắt, như việc Huế đã không còn là điểm đến lý tưởng nhất để may áo dài nhanh của nữ du khách khắp mọi miền vậy”, bà Minh Hạnh nói.

NTK Minh Hạnh gợi mở: Huế có chợ Đông Ba – cửa ngõ giao thương cực kỳ quan trọng và cũng là một địa chỉ văn hóa của Cố đô Huế. Vậy tại sao chúng ta không biến nơi đây thành một sàn diễn cho áo dài Huế? Tôi nghĩ rằng, bằng cách làm linh hoạt, Thừa Thiên Huế có thể tổ chức một cách hữu hiệu để các chị tiểu thương ở chợ Đông Ba quảng bá vẻ đẹp cho áo dài Huế. Đó là điều cần thiết.

Nhà thiết kế Minh Hạnh nổi tiếng cả trong nước và quốc tế. Những thiết kế của bà gắn bó sâu sắc với tà áo dài và những chất liệu truyền thống của dân tộc. Bà là người đồng hành và góp phần quan trọng để tạo nên thương hiệu Lễ hội Áo dài của Festival Huế. Năm 2006, bà được Chính phủ Pháp tấn phong danh hiệu Hiệp sĩ nghệ thuật và văn chương - Danh hiệu vinh danh những người có cống hiến nổi bật trong lĩnh vực nghệ thuật và văn chương, hoặc có đóng góp làm nổi bật nền văn hóa Pháp và thế giới.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa
Khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Việt Nam 2024

Tối 4/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài", nhằm tôn vinh và khai thác tà áo dài dân tộc như một sản phẩm du lịch độc đáo.

Khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Việt Nam 2024
Áo dài Huế và huyền thoại chim phụng

Tiếp tục tôn vinh và khẳng định vị thế Huế Kinh đô áo dài và hướng đến sự kiện Huế-thành phố trực thuộc trung ương, Chương trình nghệ thuật Áo dài Huế 2024 tạo cơ hội gặp gỡ và tỏa sáng vẻ đẹp Huế gắn với xây dựng và phát triển áo dài Huế trở thành thương hiệu đặc sắc.

Áo dài Huế và huyền thoại chim phụng
Sau Di sản quốc gia, áo dài Huế hướng đến Di sản nhân loại

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là vinh dự, tự hào mà còn khẳng định áo dài Huế luôn mang đậm giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, có sức sống mãnh liệt trong suốt chiều dài lịch sử - ông Phan Thanh Hải, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đã nhấn mạnh như thế với Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi chia sẻ về câu chuyện áo dài vừa được ghi danh.

Sau Di sản quốc gia, áo dài Huế hướng đến Di sản nhân loại
Đưa áo dài ngũ thân vào học đường

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định công nhận “Tri thức may, mặc áo dài Huế” của tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực thúc đẩy Hiệp hội May mặc Thừa Thiên Huế triển khai hoạt động đưa áo dài ngũ thân vào trường học.

Đưa áo dài ngũ thân vào học đường

TIN MỚI

Return to top