ClockThứ Bảy, 28/01/2023 11:48

Hạ nêu, khai ấn cung chúc tân xuân

TTH.VN - Đánh dấu kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, sáng mùng 7 Tết (nhằm ngày 28/1), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân xuân tại Triệu Miếu và Thế Miếu - Đại Nội.

Sau tết, nhu cầu làm thủ tục hành chính tăng caoThị trường bình ổn trong & sau Tết Nguyên đán Quý MãoLàm việc xuyên Tết để đón khách tham quanGiới trẻ chọn Huế làm điểm đến đầu nămDịp tết Quý Mão, sân bay Phú Bài đón hơn 4.000 lượt khách/ngày

Lễ hạ nêu đánh dấu kỳ nghỉ tết kết thúc

Trước đây, lễ hạ nêu tại hoàng cung được triều Nguyễn thực hiện để đánh dấu kỳ nghỉ tết kết thúc, chuẩn bị bước vào một năm làm việc mới.

Theo đúng nghi thức xưa, lễ hạ nêu được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế tái hiện trang trọng, bao gồm các phần, như: cúng nêu, nhạc lễ và tiến hành hạ cây nêu đã được dựng trước Tết Nguyên đán ở Triệu Miếu và Thế Miếu.

Sau lễ hạ nêu là phần khai ấn cung chúc tân xuân. Đây là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy hành chính trung ương xưa với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, nhiều thành công, đất nước được thái bình thịnh trị.

Kim ấn (mô phỏng phục chế) được lấy xuống từ ngọn cây nêu có khắc bốn chữ “Phú - Thọ - Khang - Ninh” mang ý nghĩa: Giàu sang, sống lâu, khỏe mạnh và bình yên. Người xưa quan niệm những chữ này cầu chúc yên ổn, tốt lành, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho Nhân dân.

Tại lễ khai ấn, ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế dùng kim ấn đóng vào các bức thư pháp có viết những chữ: Phúc, Lộc, Thọ, Đạt, Cát tường, Bình an… tặng cho du khách như lời chúc những điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến trong năm mới.

Một số hình ảnh do Thừa Thiên Huế Online ghi lại tại lễ hạ nêu và khai ấn:

Lễ hạ nêu được thực hiện theo nghi thức triều Nguyễn

Trước khi hạ nêu là lễ cúng nêu

Lễ cúng nêu được tiến hành trong tiếng nhạc lễ trang trọng gồm đội tiểu nhạc

và đại nhạc

Nghi thức hạ nêu

Mở kim ấn

Dù trời mưa lạnh, rất đông du khách đến Thế Miếu dự lễ hạ nêu và khai ấn

Sau lễ hạ nêu, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khai ấn cung chúc tân xuân

Những bức thư pháp là lời chúc tốt đẹp gửi đến du khách trong năm mới

Kim ấn được đóng xuống có khắc bốn chữ “Phú - Thọ - Khang - Ninh”

Hào hứng với món quà ý nghĩa đầu năm

Tin, ảnh: MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đoạt giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024

Ngày 5/10, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam và Tạp chí điện tử VietTimes tổ chức Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2024. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế vinh dự được vinh danh tại hạng mục Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số (CĐS) xuất sắc với giải pháp “Ứng dụng công nghệ số bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế”.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đoạt giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024
Khởi động chương trình Giáo dục di sản

Tô màu di sản và trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế với họa tiết truyền thống Việt Nam của triều Nguyễn là các hoạt động trong khuôn khổ chương trình “Giáo dục di sản” năm 2024 do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và tổ chức GEKE (Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức) hợp tác triển khai. Chương trình được tổ chức tại điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế và miễn phí toàn bộ đối với trẻ em.

Khởi động chương trình Giáo dục di sản
Đưa di sản Huế ra thế giới

Sự kiện ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Global Book Corporation mới đây đã mở ra một chương mới cho việc quảng bá di sản văn hóa Huế tới bạn bè quốc tế.

Đưa di sản Huế ra thế giới
Hạ nêu, khai ấn cung chúc tân xuân

Ngày 16/2 (tức mồng 7 Tết), tại Triệu Miếu, Thế Miếu (Hoàng cung Huế) diễn ra lễ hạ nêu và khai ấn tặng chữ chúc xuân.

Hạ nêu, khai ấn cung chúc tân xuân
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Return to top