ClockThứ Bảy, 14/01/2023 14:54

Hoàng cung dựng nêu đón tết cổ truyền

TTH.VN - Trong khuôn khổ các hoạt động đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, sáng 14/1 (nhằm ngày 23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu tại Triệu Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu.

Tô điểm không gian tết cho đô thịHoa tết tụ về Huế chờ người muaĐảm bảo trật tự đô thị dịp giáp tếtChương trình “Tết Huế” năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 14- 17/01TP.Huế tổ chức Hội Xuân và Chợ hoa Tết Quý Mão 2023

Dựng nêu trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống mỗi dịp tết về

Tết xưa, lễ dựng nêu được tổ chức để báo hiệu ngày tết đã tới. Mục đích ban đầu để mừng ngày tết, sau đó cúng thần linh để cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu bình an. Triều đình dựng nêu cũng để cầu cho mưa thuận gió hòa, dân chúng làm ăn thuận lợi.

Theo điển lệ, khi thấy cây nêu lấp ló trên những bức tường thành của chốn hoàng cung xưa, nhà dân mới bắt đầu tiến hành dựng nêu ăn tết, cúng thần cùng tổ tiên và vạch vôi trừ ma quỷ. Ngày giờ dựng nêu của dân chúng sau định lệ của triều đình.

Ngày nay, trên cơ sở chất liệu cung đình, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành nghi thức dựng nêu trong chốn hoàng cung để tạo ra không khí vui tươi vào dịp Tết Nguyên đán.

Tục trồng nêu ngày tết là một nghi thức có ý nghĩa trong đời sống tâm thức của người Việt từ xa xưa, được hình thành, bảo tồn, kế thừa và phát huy ở nhiều dạng thức khác nhau. Đây là nghi thức xuất hiện phổ biến trong đời sống dân gian và đời sống cung đình thời Nguyễn.

Một số hình ảnh tại lễ dựng nêu do Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Lễ dựng nêu được tiến hành theo nghi thức cung đình

Nghi thức rước nêu được tổ chức trang trọng

Cây nêu bằng cây tre được chọn kỹ lưỡng, thân cứng, thẳng

Các nghi thức cúng lễ trước khi dựng nêu

Vật phẩm dâng cúng theo nghi thức xưa

Treo ấn lên nêu

Cây nêu vươn cao báo hiệu tết về

Du khách thích thú xem lễ dựng nêu

Tin, ảnh: MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tết của những người xa xứ

Vào thời khắc tết đến xuân về, nhiều người Việt xa quê vẫn cảm nhận được không khí háo hức. Có người bồi hồi khi trở lại quê hương, cũng có nhiều gia đình vui tết Việt ở nơi xứ người.

Tết của những người xa xứ
Tết ấm cùng trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn

Chương trình “Trẻ em vui xuân, người già ấm tết” do UBND TX. Hương Thuỷ tổ chức diễn ra sáng 31/1. Đây là sự kiện khởi đầu cho chuỗi hoạt động an sinh xã hội trong năm 2024 của địa phương này.

Tết ấm cùng trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn
Dọn nhà, dọn mình đón tết

Là một người cầu toàn, tôi luôn muốn mọi chuyện đều hoàn hảo. Chính vì điều này nên tết với tôi là những ngày bận rộn và tất bật. Bởi cái tính ưa chỗ này phải đẹp, ưng chỗ kia phải gọn gàng, tinh tươm. Cho đến mọi thứ trang trí trong nhà phải bắt mắt. Đồ ăn, thức uống phải dồi dào, sung túc.

Dọn nhà, dọn mình đón tết
Trải nghiệm Tết cổ truyền Việt Nam - Hàn Quốc

Ngày 28/1, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh tổ chức Chương trình trải nghiệm Tết cổ truyền Việt Nam - Hàn Quốc với chủ đề “Xuân gắn kết - Tết bình an”. Tham dự có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Trải nghiệm Tết cổ truyền Việt Nam - Hàn Quốc
Đón tết trong căn nhà mới

Ngày 25/1, Công ty cổ phần cơ điện Công Luận tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với UBMTTQ Việt Nam xã Phong Sơn, huyện Phong Điền tổ chức lễ khánh thành, bàn giao nhà đại đoàn kết cho gia đình ông Trương Lịnh, thôn Thanh Tân, xã Phong Sơn.

Đón tết trong căn nhà mới
Return to top