ClockThứ Sáu, 08/12/2017 08:54

Nhà hát Múa rối Cố đô Huế tiếp tục biểu diễn phục vụ du khách

TTH.VN - Sau thời gian tạm dừng biểu diễn do không có địa điểm, tối 7/12, Nhà hát Múa rối Cố đô Huế tổ chức biểu diễn trở lại hàng đêm phục vụ du khách tại địa điểm 64 Lê Lợi, TP. Huế (trong khi chờ đợi xây dựng nhà hát nổi ở Vỹ Dạ - sông Như Ý).

Múa rối nước chờ điểm biểu diễnĐưa múa rối vào trường họcBảo tồn và phát triển nghệ thuật múa Rối nước tại HuếChuyện của Tuấn "rối"

Các em thiếu nhi trải nghiệm biểu diễn múa rối nước

Chương trình đầu tiên phục vụ khách du lịch biểu diễn các trò rối nước cổ truyền đã từng được nhà hát biểu diễn thành công, như: Tễu, rồng, múa lân, múa phượng, đánh cáo, đua thuyền, múa bát tiên...

Trong không gian nghệ thuật sắp đặt “văn hóa làng quê Việt” mang đặc trưng tiêu biểu của hình ảnh làng quê nông thôn Việt Nam với những rơm rạ, khung cảnh hiền hòa, nhà hát mang đến cho khán giả những câu chuyện sinh hoạt vui tươi dí dỏm của người nông dân qua các trò rối đánh cá, nông nghiệp, chọi trâu. Phong cách biểu diễn cùng với những làn điệu âm nhạc mang đậm chất truyền thống và cung đình Huế cũng đem đến cho du khách sự ngạc nhiên, thú vị.

Múa rối nước được du khách quốc tế yêu thích

Nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật múa rối nước của đông đảo khán giả, du khách trong nước và quốc tế, chương trình múa rối nước sẽ được biểu diễn thường xuyên vào tất cả các buổi tối trong tuần, với các suất diễn vào lúc 18h30 và 20h00 tại khu nhà rường “Không gian văn hóa làng quê Việt”, 64 Lê Lợi - TP Huế.

Ngoài ra, nhà hát còn tổ chức các buổi biểu diễn ngoại khóa chương trình múa rối trải nghiệm “Tìm hiểu và tập làm nghệ sĩ múa rối nước” cho các em thiếu nhi, học sinh với nhiều nội dung hấp dẫn: Nghe chuyên gia nói chuyện về lịch sử nghệ thuật múa rối nước, thưởng thức các tiết mục múa rối nước đặc sắc, được các nghệ sĩ hướng dẫn biểu diễn múa rối nước, tập vẽ, tô màu trên các mô hình con rối...

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người nặng lòng với công cuộc bảo tồn di sản Cố đô Huế

“Văn hóa còn là dân tộc còn” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh nhiều lần như thế khi khẳng định vai trò của văn hóa tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào năm 2021. Trong những chuyến làm việc với các tỉnh, thành, Tổng Bí thư thường dành riêng thời gian đến thăm các di sản văn hóa và căn dặn đội ngũ làm văn hóa không ngừng học tập phấn đấu để nâng cao trình độ kiến thức, bồi đắp tình yêu, sự tâm huyết đối với các di sản vô giá của dân tộc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người nặng lòng với công cuộc bảo tồn di sản Cố đô Huế
Nine Family "cháy" hết mình cùng điệu nhảy sôi động

Trong khuôn khổ Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, tối 11/6, khán giả ở sân khấu Bia Quốc Học đã được hòa mình vào không khí sôi động của âm nhạc cùng nhóm nhảy Nine Family cùng với những nhóm nhạc, nhóm nhảy đến từ trong nước và quốc tế.

Nine Family cháy hết mình cùng điệu nhảy sôi động
Trẻ hơn nhờ những "bữa tiệc âm nhạc"

Trên sân khấu, nghệ sĩ “cháy” hết mình với những màn diễn thì dưới khu vực khán giả, những ánh đèn flash từ điện thoại được bật lên, tiếng vỗ tay reo hò đã làm cho một góc phố Huế sôi động trong mùa lễ hội. Nhiều người bảo: “Nhờ những “bữa tiệc âm nhạc” của Fesival Huế, mình thấy trẻ hơn, yêu đời hơn”.

Trẻ hơn nhờ những bữa tiệc âm nhạc
Âm nhạc Trịnh Công Sơn và thông điệp về sự tiếp nối

Nằm trong chuỗi các sự kiện Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, đêm nhạc Trịnh Công Sơn được hứa hẹn là điểm nhấn về văn hóa và nghệ thuật phục vụ du khách tham dự. Đêm nhạc cũng hướng đến tôn vinh các giá trị di sản văn hóa của Huế thông qua hình ảnh và các tác phẩm của vị nhạc sĩ tài hoa, người con của xứ Huế - Trịnh Công Sơn.

Âm nhạc Trịnh Công Sơn và thông điệp về sự tiếp nối

TIN MỚI

Return to top