ClockThứ Sáu, 15/12/2023 20:22

Nhiều lễ hội được phục hồi góp phần phát huy giá trị văn hóa

TTH.VN - Thời gian qua, nhiều lễ hội ở Thừa Thiên Huế được phục hồi, góp phần phát huy giá trị văn hóa, giữ gìn bản sắc của các dân tộc. Đó là nhận định được ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đưa ra tại hội thảo khoa học “Lễ hội ở Thừa Thiên Huế: nhận diện giá trị và hướng bảo vệ” diễn ra chiều 15/12 tại TP. Huế.

Chuỗi hoạt động Festival Huế 2024 trải dài trong suốt năm​Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam Lễ tưởng niệm 60 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thânLễ hội điện Huệ Nam diễn ra ngày 21 và 22/4

 Lễ hội cầu ngư của người dân miền biển Thuận An

Hội thảo là một bước quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống lễ hội ở Thừa Thiên Huế” do Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, nhằm hướng đến số hóa, lưu trữ dữ liệu phục vụ công tác quản lý và tổ chức lễ hội, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu tư liệu, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội.

Theo các chuyên gia, nhà nghiên cứu, ở Thừa Thiên Huế có gần 500 lễ hội. Trong đó, hiện nay có gần 100 lễ hội được thống kê, lập hồ sơ và đưa ra quảng bá phục vụ du lịch.

Trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội, việc phân loại lễ hội cơ bản được thực hiện theo Nghị định 110. Cụ thể phân chia lễ hội thành lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài. Ngoài ra, việc quản lý tổ chức lễ hội còn quan tâm, phối hợp điều chỉnh các lễ hội thuộc Luật Tôn giáo Tín ngưỡng đối với các lễ hội như đại lễ Phật đản, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu…

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử:
Cách làm hay ở Kim Long

Đảng ủy phường Kim Long (TP. Huế) đã tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng địa phương. Đây là hình thức truyền thông giáo dục sinh động, không chỉ giúp lan tỏa giá trị lịch sử mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân…

Cách làm hay ở Kim Long

TIN MỚI

Return to top