ClockThứ Ba, 02/08/2022 18:12

Gắn phát triển văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội

TTH.VN - Chiều 2/8, Đoàn công tác của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có buổi làm việc với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế. Cùng dự buổi làm việc còn có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Tạo sự hài hòa giữa bảo tồn & phát triển đô thị di sảnĐánh thức giá trị di sản tư liệuTrải nghiệm sáng tạo 3DGiới thiệu quá trình bảo tồn, trùng tu điện Phụng TiênĐưa di sản Huế trở thành hạt nhân cho sự phát triển

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân động viên cán bộ, nhân viên tại Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

Thông tin với đoàn công tác của Phó Chủ tịch nước, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế Hoàng Việt Trung cho biết, di sản văn hoá Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp, chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Hầu hết các di tích được thường xuyên bảo quản bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa…

Trên lĩnh vực bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể đã có tổng cộng gần 200 công trình và hạng mục công trình thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được bảo tồn tu bổ, phục hồi, tôn tạo; đã di dời hơn 1.800 hộ dân ra khỏi khu vực I bảo vệ các di tích.

Từ năm 2019 đến nay, Trung tâm phối hợp với TP. Huế thực hiện dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế - hợp phần di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, theo đó sẽ thực hiện di dời hơn 4.914 hộ dân (giai đoạn 1), đến nay đã di dời được hơn 3.000 hộ, vốn đã được bố trí cho dự án này là 1.880 tỷ đồng và đã giải ngân được gần 1.600 tỷ đồng. Công tác trùng tu công trình di tích thì cảnh quan khu Di sản cũng được đầu tư một cách đồng bộ.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân biểu dương, đánh giá cao công tác bảo tồn, trung tu di tích của tỉnh thời gian qua. Đồng thời cho rằng, văn hóa, di sản chính là niềm tự hào của tỉnh.

Đảng xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực quan trọng cho sự phát triển, do vậy, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho rằng văn hóa luôn đặt ở vị trí quan trọng. “Thừa Thiên Huế đang thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị nên việc lưu giữ bảo tồn văn hóa nói chung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng”, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đề nghị tỉnh tiếp tục tập trung phát triển nguồn nhân lực trên lĩnh vực văn hóa; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhóm quản lý nhà nước và những nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên; tiếp tục nghiên cứu khoa học kỹ thuật mới, hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa; nghiên cứu các phương pháp bảo tồn di sản phi vật thể.

Clip Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đến thăm, làm việc với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

Tin, ảnh, clip: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

TIN MỚI

Return to top