ClockThứ Ba, 17/01/2017 20:03

Nâng tầm hoạt động của Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế

TTH - Chiều 17/1, Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác năm 2017. Đến dự có các ông: Lê Trường Lưu, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch danh dự Hội KHLS; Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Năm qua, Hội KHLS tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu, hội thảo khoa học có giá trị, được dư luận đánh giá cao, như: Vua Duy Tân và cuộc vận động khởi nghĩa Trung kỳ năm 1916, Ẩm thực cung đình và dân gian Huế, diễn đàn đối thoại sử học “Hành trình Festival Huế va giải pháp phát triển”… Hội đã hoàn thành và nghiệm thu đề tài cấp quốc gia “Tổ chức và hoạt động phòng thủ biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1885”; xuất bản 3 cuốn sách: “Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc thế kỷ XIX”, “Hoàng Sa-Trường Sa: chủ quyền của Việt Nam” và “Tổ chức phòng thủ và bảo vệ biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802-1885); tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia về chủ quyền biển đảo Việt Nam trong lịch sử...

Năm 2017, hội tiếp tục thực hiện đề tài khoa học cơ bản cấp quốc gia: Lịch sử Việt Nam tập XI - Đàng Trong 1558-1771; triển khai đề án Văn hóa Huế - con người Huế và vấn đề bảo tồn, phát triển, tổ chức diễn đàn đối thoại sử học “Đặc điểm du lịch Thừa Thiên Huế và giải pháp phát triển”; đồng thời, tổ chức các hội thảo khoa học và xuất bản sách, xúc tiến việc thành lập Trung tâm Phan Bội Châu…

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đánh giá cao những hoạt động mà Hội KHLS đạt được trong năm qua; đồng thời, lưu ý Hội KHLS có giải pháp để phát huy bản sắc văn hóa Huế phục vụ cho phát triển du lịch bởi văn hóa lịch sử là thế mạnh của du lịch Huế. Hội cũng sớm chuẩn bị đề án thành lập Trung tâm Phan Bội Châu, mở rộng hoạt động đối ngoại để nâng tầm hoạt động của hội vượt trội hơn nữa…

Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế phối hợp với chiến trường Điện Biên (1953 - 1954)

Giữa năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có nhiều thay đổi quan trọng theo hướng thuận lợi cho ta hơn. Quân ta liên tiếp giành chiến thắng ở Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào… dồn địch vào thế bị động. Phong trào chiến tranh nhân dân phát triển mạnh ở khắp các vùng miền, vùng giải phóng được mở rộng thêm.

Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế phối hợp với chiến trường Điện Biên 1953 - 1954
Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ
Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn chân thật về cuộc sống của đồng bào, chiến sĩ. Nhiều tác phẩm trong số đó sáng tác trong thời kỳ tham gia kháng chiến và lần đầu tiên được công bố đến công chúng với tên gọi “Miền ký ức”.

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa
Return to top