ClockThứ Bảy, 05/05/2018 06:15

Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể gắn với du lịch Huế: Chưa xứng với tiềm năng

TTH - Thừa Thiên Huế đã có 7 di sản văn hoá được xếp hạng quốc gia và thế giới, trong đó có 3 di sản văn hóa phi vật thể. Thế nhưng, các sản phẩm du lịch của Huế gắn với các di sản văn hóa phi vật thể vẫn chưa thực sự phong phú và đa dạng.

Ca Huế không chỉ có người giàDành trọn cuộc đời cho ca HuếNhạc Trịnh hòa quyện với ca Huế

Biểu diễn Nhã nhạc trong Trường lang - Đại Nội

Chưa nhiều

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo tồn các giá trị di sản văn hoá phi vật thể thuộc dòng văn hoá cung đình triều Nguyễn, như: Nhã nhạc, tuồng cung đình và múa cung đình. Đến nay, Thừa Thiên Huế đã phục hồi được gần 100 bài cả lễ nhạc lẫn vũ khúc cung đình của Nhã nhạc. Nhã nhạc cũng trở thành món quà tinh thần ý nghĩa được chọn để tiếp đãi với đối tác ngoại giao quan trọng trong tỉnh, trong nước và cả quốc tế.

Bên cạnh hoạt động nghiên cứu phục hồi và tư liệu hoá các bài bản cổ, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tích cực tổ chức biểu diễn phục vụ miễn phí du khách hằng ngày trong Đại Nội, ngoại trừ Nhà hát Duyệt Thị Đường. Đó là các trích đoạn giới thiệu về các loại hình nghệ thuật diễn xướng cung đình Huế, như Nhã nhạc, tuồng cung đình, múa cung đình và tăng dày chương trình trong ngày lễ, dịp tết, phục vụ miễn phí du khách. Nhằm khai thác không gian của nhà hát cổ Duyệt Thị Đường, từ năm 2003, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế (thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã tổ chức các suất diễn hàng ngày về nghệ thuật truyền thống cung đình Huế có thu phí. Đến nay, kênh biểu diễn này đã tạo nguồn thu đáng kể với hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Với mức thu này, Duyệt Thị Đường đã là một trong số ít nhà hát nghệ thuật truyền thống trong cả nước được du khách chọn lựa trả tiền để xem một chương trình biểu diễn độc lập.

Mặc dù được xếp hạng sau Nhã nhạc cả về thời gian và cấp độ, nhưng ca Huế lại là sản phẩm du lịch được định hình sớm hơn ở Huế. Không ít người đã thắc mắc, tại sao Huế có Nhã nhạc là di sản văn hóa phi vật thể mang tầm thế giới mà về đêm chỉ có ca Huế trên sông Hương? Làm sao để chương trình ca Huế mỗi đêm trên sông Hương chất lượng xứng tầm với di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia vẫn là câu chuyện dài phải bàn. Giữ lửa cho ca Huế, các nghệ sĩ nặng lòng với loại hình nghệ thuật này đã tập trung chí hướng thành lập và nỗ lực để duy trì hoạt động của CLB ca Huế thính phòng. Tuy nhiên, do không có kinh phí, các nghệ sĩ chỉ có thể góp sức bằng sự nhiệt tình và niềm đam mê, nên việc duy trì CLB hoạt động thường xuyên cũng đã là việc khó.

Biểu diễn ca Huế thính phòng

Cần “nhạc trưởng” tài, tâm

Nhiều năm đồng hành cùng di sản văn hoá Huế, TS. Lê Thị Minh Lý (Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hoá, Hội Di sản Văn hoá Việt Nam) cho rằng, các di sản văn hoá này chưa được phát huy tương xứng với tiềm năng và giá trị của nó. Nhìn thấy Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có nhiều di sản văn hoá phi vật thể nhất nước, nhưng đồng thời TS. Minh Lý cũng thấy các cấp, các ngành của Thừa Thiên Huế chưa có sự phối hợp và hỗ trợ nhau để tạo nên những sản phẩm văn hoá phong phú, tạo động lực cho ngành du lịch.

Cải thiện vấn đề này, theo TS. Minh Lý, Thừa Thiên Huế cần sớm có một báo cáo kiểm kê tổng thể về các loại hình di sản văn hoá phi vật thể đang có. Đây là cơ sở để có thể xác định thứ tự ưu tiên việc cần làm trước mắt và cả những chiến lược lâu dài nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của từng loại di sản cụ thể. Một khi xác định được thứ tự ưu tiên những việc cần làm, Thừa Thiên Huế sẽ có nhiều cơ hội để sáng tạo thêm những sản phẩm văn hoá mới dựa trên những giá trị cốt lõi.

Với 3 nghệ sĩ nhân dân (NSND) (không tính cố NSND La Thị Cẩm Vân), 35 nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) cùng hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên đang hoạt động biểu diễn, đội ngũ nghệ sĩ của Thừa Thiên Huế hoàn toàn không “lép vế” so với bất kỳ địa phương nào, ngoại trừ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Với NSND Phan Thị Bạch Hạc, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế, không khó để gợi mở từ chị những câu chuyện về nghệ thuật truyền thống cung đình Huế - đam mê không biên giới của chị. Một lần chia sẻ niềm mơ có thể đưa những vở tuồng hoặc trích đoạn tuồng cổ được phục hồi và “trình làng” phục vụ công chúng một cách rộng rãi, NSND Bạch Hạc “tham vọng”: Nếu có được nguồn tài trợ, chúng tôi rất muốn được trở lại như xưa. Diễn tuồng và đánh trống chầu ngay giữa Nghinh Lương Đình và Phu Văn Lâu, xung quanh khán giả sắp ghế ngồi. Theo mô hình sân khấu này, ai yêu tuồng yêu nghệ thuật truyền thống thì đến, không cần phải đến rạp. Nhưng để làm được điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó rất cần sự đồng thuận và hỗ trợ từ các ngành.

Trong một câu chuyện khác, NSƯT La Thanh Hùng cũng nhiệt tình: “Nghệ sĩ thường rất “máu”. Cứ cảm hứng là thăng hoa, bất kể thù lao. Tuy nhiên, nhìn chung đời sống của anh chị em nghệ sĩ còn khó khăn nên cần được quan tâm. So với nhiều địa phương khác, thu nhập của anh và nhiều nghệ sĩ “cứng nghề” khác thấp hơn nhiều. Nhưng không vì vậy mà anh đi xa Huế, bởi còn “nặng nợ” với xứ sở này và rất muốn “sống vội” để đóng góp cho Huế những gì bản thân đang có.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Lan tỏa giá trị sống bằng tình yêu ẩm thực

Đứng lớp dạy nấu ăn cho những người yếu thế trong xã hội, hay khi hướng dẫn cho các chuyên gia tìm hiểu về ẩm thực Huế, chị Lê Thị Thanh Hương (TP. Huế) luôn làm việc bằng một tình yêu say mê với ẩm thực. Không chỉ tận tâm giúp những người có hoàn cảnh thay đổi chất lượng cuộc sống, chị Hương còn tích cực lan tỏa văn hóa ẩm thực của quê hương đến với bạn bè quốc tế.

Lan tỏa giá trị sống bằng tình yêu ẩm thực
Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

Huế sở hữu những con đường xanh và nhiều “công viên xanh”. Điều này khiến du khách gần xa mỗi khi đến Huế điều có cảm giác thư thái, dễ chịu, tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức.

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

TIN MỚI

Return to top