ClockThứ Tư, 23/11/2016 06:31

Triển lãm hơn 200 bộ từ điển các loại

TTH.VN - Kỷ niệm 71 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chiều 22/11, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng phối hợp với nhà sưu tập Lê Duy Trường khai mạc triển lãm từ điển với chủ đề “Hành trình”. Đến dự có ông Nguyễn Thái Sơn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Triển lãm giới thiệu hơn 200 bộ từ điển với gần 300 đầu sách có giá trị về văn hóa và tinh thần có niên đại từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX. Trong đó có những cuốn sách quý hơn 100 năm tuổi, như: Từ điển Langue Chinoise (xuất bản năm 1911), từ điển Annamite-Francais của Trương Vĩnh Ký (xuất bản từ năm 1898), Hán - Việt từ điển của Đào Duy Anh (xuất bản 1932), từ điển Larousse (xuất bản 1920)...

Độc giả tham quan không gian triển lãm

Là người đam mê, yêu thích sách từ khi còn là một cậu học trò nhỏ, nhà sưu tập trẻ Lê Duy Trường đã đầu tư nhiều công sức trong quá trình sưu tầm và lưu giữ sách. Bộ sưu tập từ điển này nằm trong số hơn 10.000 đầu sách thuộc các thể loại nghiên cứu từ lịch sử, văn hóa, giáo dục, mỹ thuật, đến triết học, tôn giáo... của nhà sưu tập Lê Duy Trường.

Dịp này, Ban Tổ chức bán đấu giá 6 cuốn sách của nhà sưu tập Lê Duy Trường để gây quỹ học bổng cho sinh viên Đại học Huế, gồm: “Bán buồn mua vui” - Ưng bình Thúc Giạ thị, “Tiếng hát Sông Hương” - Ưng bình Thúc Giạ Thị và Tôn Nữ Hỷ Khương, “Chinh phụ ngâm khúc” - Đặng Trần Côn, “Việt Nam văn hóa sử cương” - Đào Duy Anh, “Ngụ ngôn của người đãng trí” - Ngô Kha, “Việt Nam văn học giảng bình” - Phạm Văn Diêu. Phần lớn các tác phẩm đều có thủ bút của tác giả.

Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh giới thiệu cuốn sách được đưa ra đấu giá

Sau buổi đấu giá sôi nổi, tổng số tiền thu được trên 17 triệu đồng, cùng với trên 10 triệu đồng do các mạnh thường quân đóng góp. Dự kiến, số tiền này sẽ dành trao 18 suất học bổng cho sinh viên khoa Văn, khoa Sử - Trường ĐH Sư phạm và Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế có những công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Huế đạt chất lượng tốt.

Triển lãm diễn ra đến ngày 2/12.

Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không chỉ là những quyển sách cũ

Những tưởng chỉ là những cuốn sách với màu giấy đã phai dần theo thời gian, thế nhưng giữa lòng Cố đô, vẫn có những con người dành trọn tình yêu cho sách cũ theo nhiều cách khác nhau.

Không chỉ là những quyển sách cũ
Gầy dựng sách

Ao ước và hy vọng sẽ sớm thôi, “Tủ sách Huế” đang được gầy dựng, sẽ có những cuốn sách “bình dân” một cách sang cả về Huế, bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ấn Độ...Để làm quà tặng cho chính khách. Để đưa ra các kệ sách trên thị trường. Để du khách lựa chọn khi đến Huế, cùng nón Huế, tôm chua Huế hay kẹo mè xững Huế...

Gầy dựng sách
Mở rộng không gian đọc sách ở trường học

Không chỉ kích thích học sinh hứng thú với việc đọc sách, một số trường học tại huyện Phú Lộc còn mở rộng không gian thư viện, thu hút phụ huynh cùng con đọc sách, báo.

Mở rộng không gian đọc sách ở trường học
Minh Tự - người ham chơi một cách tinh tế

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” sau hơn 8 năm xuất hiện trên văn đàn nay đã được tái bản, có bổ sung và chỉnh sửa. Đặc biệt hơn ở lần tái bản này, có thêm ấn bản tiếng Anh “Ochna in the front yard: Fascinating stories about Huế - an ancient, poetic and glamorous land”.

Minh Tự - người ham chơi một cách tinh tế
Đưa sách về với học sinh nông thôn

Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Đề án Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai về các trường học. Không chỉ các trường học trên địa bàn thành phố, mà ngay cả những trường ở nông thôn Thừa Thiên Huế cũng tổ chức các hoạt động về văn hóa đọc, tiêu biểu trong đó là Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh (Hương An, Hương Trà).

Đưa sách về với học sinh nông thôn
Return to top