ClockThứ Sáu, 10/06/2022 21:41

Triển lãm 32 phiên bản Kim ấn triều Nguyễn

TTH.VN - “Phiên bản Kim ấn triều Nguyễn” là triển lãm do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức vừa khai mạc chiều 10/6 tại lầu Ngũ Phụng, Ngọ Môn, Đại Nội, nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trung tâm.

Cổ vật mũ quan triều Nguyễn sẽ được trưng bày để công chúng chiêm ngưỡngHai cổ vật được một doanh nghiệp đấu giá tặng lại cho HuếDi sản văn hóa triều Nguyễn: Còn mãi với thời gianHoàng bào triều NguyễnChiêm ngưỡng rồng – phượng trên bảo vật triều Nguyễn

Khách tham quan có cơ hội hiểu thêm về một loại cổ vật gắn liền với quá trình điều hành và quản lý Nhà nước dưới thời Nguyễn

Triển lãm trưng bày 32 chiếc ấn làm bằng gốm, thếp vàng, được chế tác dựa trên các tiêu bản kim ấn triều Nguyễn lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, trong đó có ấn Hoàng đế tôn thân chi bảo, ấn Sắc mệnh chi bảo, Tề gia chi bảo, ấn của các hoàng thái hậu, hoàng thái phi, hoàng thái tử…

Tất cả các chiếc ấn đều là sản phẩm từ đôi bàn tay tài hoa của Nghệ nhân Nhân dân (NNND) Trần Độ, đến từ làng gốm Bát Tràng, Hà Nội. Ông là người đã có nhiều đóng góp trong việc khôi phục và gìn giữ, phát huy những tinh hoa gốm Bát Tràng nổi danh ở Việt Nam, đưa sản phẩm gốm Bát Tràng góp mặt trong các kỳ Festival Huế.

32 chiếc ấn này cũng là quà tặng của NNND Trần Độ dành cho khu di sản Huế, nhằm phục vụ mục đích trưng bày tại các di tích. Dịp này, nghệ nhân cũng tặng 6 đôi chóe phiên bản dùng để trưng bày bổ sung tại các không gian lăng tẩm.

Kim bảo, ngọc tỷ là những báu vật của quốc gia. Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã cho làm hơn 100 chiếc ấn, thường đúc bằng vàng, bạc (kim bảo) hoặc chế tác từ ngọc quý (ngọc tỷ). Điều đáng tiếc là một số chiếc ấn đã bị đánh cắp hoặc tiêu hủy. Số còn lại gồm 85 chiếc ấn (với các chất liệu vàng, ngọc, bạc) nay đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Tin, ảnh: Minh Hiền

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa

Võ Thành Thân là một trong những họa sĩ trẻ, góp phần làm nên công cuộc đổi mới nghệ thuật Việt Nam. Triển lãm cá nhân “Mộng Ảnh” của anh đang diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (TP. Hồ Chí Minh) từ ngày 30/11 - 15/12/2024 - triển lãm quy tụ 14 bộ tác phẩm sơn dầu, thành quả của hơn ba năm nghiên cứu và sáng tạo miệt mài.

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa
Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến

Ngày 14/12, Đại hội Tim mạch học toàn quốc lần thứ 19 chính thức khai mạc, thu hút 2.200 đại biểu và hội viên trong, ngoài nước. Với chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới", đại hội diễn ra với nhiều hoạt động đến ngày 15/12.

Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến
Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình

“Những chiếc chuông không chỉ là di sản của quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nghệ thuật đương đại” - nhận định này được PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra tại hội thảo “Chuông đồng thời Nguyễn – Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình”.

Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình

TIN MỚI

Return to top