ClockThứ Ba, 26/04/2016 14:08

Trưng bày 200 hiện vật gốm sứ và mỹ nghệ Nhật Bản

TTH.VN - Bộ sưu tập gồm 200 hiện vật gốm sứ và thủ công mỹ nghệ của Nhật Bản từ thế kỷ XVIII đến XX.

Ngày 26/4, Bảo tàng tư nhân Trần Đình Sơn (114 Mai Thúc Loan, TP Huế) trưng bày bộ sưu tập gốm sứ và sản phẩm mỹ nghệ Nhật Bản từ thế kỷ XVIII đến XX. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival Huế 2016.

Ngắm nhìn những cổ vật quý 

Bộ sưu tập gồm 200 hiện vật gốm sứ và thủ công mỹ nghệ của Nhật Bản từ thế kỷ XVIII đến XX. Trong đó có những món đồ gia dụng bằng gốm men nhiều màu, gốm men nâu, sứ men xanh trắng, như: thố, bộ tách trà, ấm, lọ hoa, lọ đựng nước, lọ đựng trà, dĩa... thuộc các dòng gốm sứ: Hizen, Amari, Ashita, Yamakoshi, DaNan (Đại Nam)...

Bộ đồ trà bằng gốm men nhiều màu từ Thế kỷ XIX

Đặc trưng của các dòng gốm này là màu sắc họa tiết nổi bật, với nét hoa văn trang trí rồng, mây, hoa lá đắp nổi, hoặc in hình thiếu nữ Nhật Bản trong trang phục truyền thống. Ấn tượng nhất vẫn là những hình ảnh trang trí theo điển tích Phật giáo, như: Tượng La Hán, Tượng Bồ đề Đạt Ma...

Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày nhiều sản phẩm mỹ nghệ đồng cổ Nhật Bản, trong đó có ống đựng bút, giấy của vua Chiêu Hòa năm thứ 16 (1941).

Triển lãm diễn ra đến ngày 30/7.

Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Châu bản triều Nguyễn – Ký ức một triều đại”

Hướng tới ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp khai mạc không gian trưng bày “Châu bản triều Nguyễn – Ký ức một triều đại” vào ngày 17/11 tại Toà nhà triển lãm, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, số 5 Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

Châu bản triều Nguyễn – Ký ức một triều đại”
“Chưa biết nơi đâu là chốn dừng chân”

Gần 5 năm thành lập, nhưng một trong ba không gian thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Huế vẫn “chưa biết nơi đâu là chốn dừng chân”, đó là Không gian trưng bày tác phẩm mỹ thuật. Hàng chục tác phẩm mỹ thuật được sưu tầm với số tiền được chi ra từ ngân sách 2-3 tỷ đồng/năm, chưa kể có rất nhiều tác phẩm được tặng.

“Chưa biết nơi đâu là chốn dừng chân”
Trưng bày hơn 200 hình ảnh, hiện vật về A Lưới

“Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới” là chủ đề của đợt trưng bày được Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin A Lưới tổ chức, khai mạc sáng 10/10 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới.

Trưng bày hơn 200 hình ảnh, hiện vật về A Lưới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top