ClockThứ Sáu, 22/05/2020 07:15

Để Ca Huế đi cùng năm tháng

TTH - Cuốn sách tập hợp và tuyển chọn từ những bài viết, công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học về Ca Huế công bố gần đây.

Bảo tồn và nâng cao vị thế di sản

Là sản phẩm của Đề án bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Ca Huế giai đoạn 2017-2022, cuốn "Ca Huế - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" do Sở Văn hóa và Thể thao biên soạn, Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành, như một tín hiệu vui gửi đến bạn đọc và những người quan tâm đến đặc sản truyền thống của mảnh đất Cố đô.

Cuốn sách tập hợp và tuyển chọn từ những bài viết, công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học về Ca Huế công bố gần đây. Nội dung được bố cục thành hai phần chính: I. Ca Huế - lịch sử, văn hóa và nghệ thuật; II. Bảo vệ và phát huy giá trị Ca Huế trong đời sống đương đại.

Tuy chưa có thêm những tư liệu mới, nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất về thời điểm ra đời, quá trình hình thành và phát triển, giá trị văn hóa và nghệ thuật của Ca Huế. Đó là, Ca Huế ra đời vào khoảng từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII dưới thời chúa Nguyễn, có nguồn gốc xuất phát từ tế nhạc cung đình, về sau kết hợp với dân gian, lan tỏa vào đời sống xã hội. Đây là nét độc đáo của nghệ thuật Ca Huế; nói cách khác “nghệ thuật Ca Huế là sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa, tinh tế giữa hai dòng nhạc bác học và dân gian. Ca Huế là sự kết hợp giữa thanh nhạc và khí nhạc trong một hệ thống những bài bản có cấu trúc chặt chẽ, chuẩn mực". Bởi vậy, Ca Huế xứng đáng được vinh danh là Di sản văn hóa phí vật thể quốc gia, và đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để đệ trình Unesco đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Để được vinh danh đã khó, bảo vệ và phát huy giá trị Ca Huế trong đời sống hiện nay lại càng khó hơn. Từ nhận thức đó, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý đưa ra những biện pháp, giải pháp căn cơ, và cụ thể như: đưa Ca Huế vào trong trường học, quan tâm đến các nghệ nhân Ca Huế để họ có đủ điều kiện truyền nghề cho lớp trẻ, bảo tồn và phát huy Ca Huế thính phòng, quản lý hoạt động Ca Huế trên sông Hương, xây dựng, củng cố và phát huy vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa liên quan đến Ca Huế…; đó là những suy nghĩ, trăn trở, đề xuất tâm huyết và trách nhiệm.

Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và tôn vinh, mà quan trọng hơn là cần tiếp tục tổ chức thực hiện một cách kiên trì, bền bỉ có bước đi và giải pháp phù hợp của những đơn vị, cá nhân có trách nhiệm trực tiếp và của cộng đồng. Cần tiếp tục đầu tư sưu tầm, nghiên cứu, làm rõ hơn giá trị riêng có của Ca Huế (xây dựng thư mục về Ca Huế bằng số hóa ở Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế) phục vụ công tác nghiên cứu, truyền thông, biên soạn nội dung giảng dạy Ca Huế…

Bên cạnh việc đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy bộ môn Ca Huế ở Học viện Âm nhạc Huế, Trường trung học Văn hóa nghệ thuật tỉnh, thí điểm và nhân rộng chương trình đưa Ca Huế vào trường học, cần chú trọng thành lập các câu lạc bộ Ca Huế ở các địa bàn trong tỉnh theo hướng xã hội hóa, với lộ trình và bước đi thích hợp (có chỉ tiêu và mục tiêu cụ thể), phấn đấu đến năm 2030 mỗi phường, xã có một câu lạc bộ Ca Huế.

Các câu lạc bộ Ca Huế chịu sự quản lý, chỉ đạo của ngành văn hóa, sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền các cấp. Nếu làm tốt, sẽ tạo ra sự kết nối và lan tỏa sâu rộng trong đời sống cộng đồng, hình thành một môi trường lành mạnh để nuôi dưỡng và phát huy giá trị Ca Huế một cách bền vững. Tiếp sức cho các câu lạc bộ Ca Huế, ngành văn hóa phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan như Liên hiệp các Hội văn học Nghệ thuật tỉnh, Đài Phát thanh &Truyền hình tỉnh, các địa phương trong tỉnh, tổ chức các cuộc thi sáng tác, liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng về Ca Huế và dân ca, nâng cao chất lượng Ca Huế trên sông Hương, gắn Ca Huế với các tour du lịch phù hợp; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động Ca Huế...

Lê Viết Xuân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương

Thương hiệu ca Huế trên sông Hương nhìn chung đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của du khách thông thường. Trải nghiệm ca Huế trên sông Hương tạo được những ấn tượng khó phai, khiến văn hóa Huế thẩm thấu sâu hơn vào tâm hồn du khách phương xa. Dịch vụ ca Huế trên sông Hương dù vấp phải những ý kiến trái chiều, nhưng vẫn tiếp diễn đến hôm nay với tư cách là một sản phẩm du lịch độc đáo, giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân Huế, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế du lịch tại địa phương.

Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương
Sai sai, ngược ngược…

Tuần vừa rồi, tôi có dịp trở lại thành phố Đà Lạt, được thưởng thức đêm cồng chiêng dưới chân núi Langbiang huyền thoại - một trong những hoạt động được đánh giá là hấp dẫn nhất về đêm tại thành phố ngàn hoa.

Sai sai, ngược ngược…
Ca Huế trên sông Hương: "Cha chung không ai khóc"

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ca Huế bát nháo như hiện nay là sự phân tán quản lý với quá nhiều cơ quan và đơn vị cùng tham gia, dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Ca Huế trên sông Hương  Cha chung không ai khóc
Vẫn chuyện ca Huế trên sông Hương

Đã đến lúc cần cân đo đong đếm giữa bài toán kinh tế mà ca Huế trên sông Hương đem lại với việc bảo tồn, gìn giữ một di sản độc nhất, vô nhị như ca Huế.

Vẫn chuyện ca Huế trên sông Hương
Return to top