ClockThứ Bảy, 03/08/2019 12:38

Văn hóa nghĩa trang

TTH - Một người bạn vừa bỏ tiền đi du lịch. Hỏi chuyến đi có chi để học hỏi, anh nửa đùa nửa thật: Học cái văn hóa nghĩa trang của họ.

Mưu sinh nơi nghĩa trangViệc hiếu nghĩa của người con xứ Huế

Đó là một nghĩa trang ở Hàn Quốc, mà theo anh là nó đã trở thành một điểm du lịch. “Nghĩa địa của người ta không khác chi cái công viên. Có rất nhiều cây xanh. Những ngôi mộ chìm dưới lớp cỏ, chỉ nổi lên tấm bia nhỏ ghi vài dòng tên tuổi. Rất thân thiện, mát mẻ. Trẻ con đến vui chơi cùng người lớn”, anh bạn tấm tắc.

Vui chuyện, anh kể về người bà con ở quê. Ông rất nghèo, đến ăn cũng phải tằn tiện từng đồng. Vậy mà trước khi qua đời, ông trăn trối, là xây cho ông cái lăng bề thế cho bằng người ta. Theo ý nguyện, cuối cùng, cái lăng gần 50 triệu đồng cũng được hoàn thành. Nó sang trọng gấp mấy cái nhà xập xệ mà ông ấy đã sống cả một đời.

Chuyện cũng khiến tôi nhớ về cái nghĩa địa ở quê. Mới đây, dự đám tang của người bà con mới thấy cái sự bất cập. Để đưa được linh cữu vào huyệt, mấy chục thanh niên trai tráng phải vật vã “bò” qua những dãy mộ san sát.

Nghĩa trang của làng vốn trên một quả đồi thấp, có nhiều cây xanh. Trước đây, nghĩa trang xanh mát, có nhiều hoa sim và mua. Mỗi lần viếng mộ, thấy yên bình, nhẹ nhõm. Nay, nghĩa trang đã chật kín. Những ngôi mộ bề thế, hoành tráng bịt hết cả lối đi, trông chật chội, ngột ngạt.

Mới đây, về quê dự một cuộc tiệc. Hôm ấy, chuyện rôm rả là việc một Việt kiều ở quê vừa về xây lại toàn bộ lăng mộ cho ông bà, cha mẹ. Nghe đâu tiền xây lăng mất mấy tỷ đồng. “Sống cái nhà, thác cái mồ. Hoành tráng lắm. Thấy mà sướng cả bụng”, nhiều người trong mâm tiệc ao ước.

Ao ước thế nhưng với các bậc cao niên, điều họ đang lo là mai đây nằm xuống, không biết nằm ở đâu, vì nghĩa trang của làng đã quá tải, không còn chỗ chen chân bởi cái xu thế ngày càng hoành tráng, bề thế cho bằng mọi người từ các ngôi mộ.

Nghĩ đến những ngôi mộ ngày một hoành tráng, to lớn chen chúc nhau ở cái nghĩa trang đã xi măng hóa ở làng mình và ở bao nhiêu cái nghĩa trang khác nữa, tôi chợt hiểu điều tâm đắc của anh bạn sau chuyến du lịch, về cái văn hóa nghĩa trang ở xứ người cần học hỏi.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Em và ngày hội đọc sách

So với các bạn cùng trang lứa TP. Huế và vùng đồng bằng, các bạn nhỏ ở huyện vùng núi, vùng xa Nam Đông và A Lưới thiệt thòi hơn nhiều về điều kiện để tiếp cận công nghệ thông tin...

Em và ngày hội đọc sách
Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”

Ngày 21/4, tại tổ dân phố 4, Khối Dân vận phường Phường Đúc (TP. Huế) tổ chức khánh thành “Điểm xanh văn hóa”, trị giá hơn 50 triệu đồng.

Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top