ClockThứ Bảy, 27/08/2016 13:44

Văn hóa và luật

TTH - Thực ra, một xã hội chậm phát triển là do xung đột giữa văn hóa và luật lệ. (Những quy ước của cộng đồng có phải là luật không? Không phải, bởi nó không mang tính phổ quát, nhưng nó có yếu tố luật, nghĩa là có yếu tố ràng buộc và tuân thủ).

Xã hội mình xem ra có nhiều xung đột giữa luật lệ và văn hóa.

Nhìn vào nông thôn thấy cánh đồng thì manh mún. Ở đô thị thì đại bộ phận người dân không thích ở chung cư. Đi xe thì không thích phương tiện công cộng… Nghĩa là phải riêng. Cái gì cũng phải riêng. Chung chạ là thấy mệt rồi. Nhưng luật là phải chung, quy ước là phải chung. Xã hội nhìn thấy nhiều biểu hiện không nề nếp là vì thế. Ở đây có khía cạnh văn hóa và luật lệ không trùng nhau. Hay nói cách khác là ở mức độ nào đó có xung đột nhau.

Biểu hiện của văn hóa và luật xung đột nhau thì nhiều lắm. Ví dụ, quy định của Luật Giao thông đường bộ thì uống bia rượu không được điều khiển phương tiện giao thông. Điều này là đúng. Luật ở các nước phát triển, lỗi này bị phạt nặng gấp nhiều lần ở ta. Là vì vi phạm lỗi này, nó có thể nguy hiểm đến tính mạng của người điều khiển phương tiện giao thông và cho nhiều người khác. Nhưng ở ta, xem ra, “văn hóa” chưa phù hợp với luật. Chẳng hạn như tiệc cưới. Quan sát trong đời sống xã hội thì thấy, khoảng 30-40 năm qua, trong tiệc cưới thường là có bia rượu, từ nông thôn đến thành thị, từ con cháu của một người bình thường đến những người có “vai vế” trong xã hội, không mấy ai không dọn bia rượu… Văn hóa nó mâu thuẫn với luật như vậy đấy.

 Rồi nữa, bia rượu ở mình, so với nhiều nước là quá rẻ. Đã chưa giàu mà những thứ xa xỉ như thế này lại rẻ. Là vì mình khuyến khích uống (xét về yếu tố giá cả). Ở nhiều nước thử xem! Bia 5USD một lon, không có khái niệm thương hiệu bia gì. Đã thức uống có cồn là phải chịu thuế cao. Ở ta, cũng có thể một phần là từ nhu cầu của nguồn thu ngân sách !? Dần dà, người dân sử dụng thành quen.

Cho nên, luật, những quy ước phải cần có nền văn hóa phù hợp. Không phù hợp là khó thực hiện được. Không những thế mà có khi nó còn bị lợi dụng. Chúng ta dễ hình dung nhất là thế này, ví dụ như một tổ cảnh sát giao thông cứ cầm thiết bị đo nồng độ cồn đứng ở một khu vực nào đó tập trung nhiều nhà hàng, quán nhậu thì sao? Chắc là hàng quán sẽ ít khách hơn, nhất là các quán nhậu. Nhưng văn hóa xử sự ở chúng ta khó có thể thực hiện như thế, ở ta là “xử lý luật, nhưng có tình, có lý”, nghĩa là có xét đến yếu tố làm ăn của người dân. Người dân lấn chiếm vỉa hè buôn bán cũng vậy, người thực thi pháp luật về vấn đề này khó mà “thẳng tay” với người dân được.

Chúng ta hay nói văn hóa công sở, văn hóa giao thông, văn hóa giao tiếp… đủ loại văn hóa. Nhưng nhiều biểu hiện ở mặt văn hóa nó chưa phù hợp với luật. Luật Phòng chống tham nhũng chúng ta có nhưng người dân và doanh nghiệp vẫn phàn nàn về chuyện “ lót tay”, “ bôi trơn”…

Cho nên, cùng với xây dựng và thực thi pháp luật thì cũng đồng thời xây dựng những yếu tố văn hóa cốt lõi của xã hội. Ví dụ như ở nơi công cộng thì không nên nói to làm ảnh hưởng đến người khác, chứ không phải như hiện tại, có khi tụng kinh cũng phải truyền qua loa thật to cho nhiều người nghe và biết… Khi nào văn hóa được nâng lên thì luật lệ tự khắc nó trùng vào nhau. Khi ấy, xã hội có điều kiện phát triển nhanh hơn.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Em và ngày hội đọc sách

So với các bạn cùng trang lứa TP. Huế và vùng đồng bằng, các bạn nhỏ ở huyện vùng núi, vùng xa Nam Đông và A Lưới thiệt thòi hơn nhiều về điều kiện để tiếp cận công nghệ thông tin...

Em và ngày hội đọc sách
Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”

Ngày 21/4, tại tổ dân phố 4, Khối Dân vận phường Phường Đúc (TP. Huế) tổ chức khánh thành “Điểm xanh văn hóa”, trị giá hơn 50 triệu đồng.

Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”
Return to top