ClockThứ Sáu, 28/11/2014 19:57

Vực dậy nghề mây tre đan truyền thống

TTH - Từ nghề đan đát "cha truyền con nối" với những sản phẩm thô sơ như thúng, mủng, rổ, rá… đang có nguy cơ mai một, làng nghề mây tre đan Bao La và Thủy Lập (Quảng Điền) đang vực dậy và sản xuất thành công hàng trăm mẫu mã mới phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.

Nhờ khóa đào tạo của chương trình khuyến công, gần 100 lao động HTX Mây tre đan Bao La đã sản xuất ra nhiều mẫu mã mới

Có mặt ở HTX Mây tre đan Thủy Lập (xã Quảng Lợi) vào buổi chiều muộn thế nhưng không khí làm việc của hơn 60 lao động ở 3 xưởng hết sức khẩn trương để hoàn thiện 15 bộ salon tre chuẩn bị bàn giao cho Công ty CP Thanh Tân theo kế hoạch. Ra đời từ những năm 90 của thế kỷ trước, sản phẩm chủ yếu của HTX quanh quẩn với các vật dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp như chơm cá, sàng gạo, lồng bàn hay rổ rá làm từ tre. Sản phẩm đơn điệu cộng với bị đồ nhựa chiếm lĩnh nên thị trường tiêu thụ hẹp, giá cả bấp bênh dẫn đến thu nhập của người lao động thấp. Năm 2013, cùng sự quyết tâm của ban chủ nhiệm HTX, chính quyền địa phương; đặc biệt là sự quan tâm của Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại tỉnh, HTX đầu tư trang bị 8 thiết bị máy móc hiện đại phục vụ sản xuất hàng mỹ nghệ từ tre để phát triển sản xuất và mở rộng quy mô.

Ông Trần Lợi, Chủ nhiệm HTX cho biết: - “Từ sản xuất thủ công năng suất thấp, mẫu mã đơn điệu, sau khi đưa máy móc vào hoạt động, HTX mở rộng sản xuất đại trà và phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Ngoài các vật dụng từ mây tre phục vụ sản xuất và sinh hoạt, HTX sản xuất thêm các loại bàn ghế salon, xe đạp, hàng mỹ nghệ từ mây tre, đồng thời nhận đan bàn ghế nhựa xuất khẩu cho các DN và trang trí nội ngoại thất cho các khách sạn, nhà hàng trong ngoài tỉnh, doanh thu mỗi năm đạt trên 3 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 100 lao động với mức thu nhập trên dưới 3 triệu đồng/người/tháng”. “Trước đây tự mua tre về nhà đan thúng mủng rồi đưa ra chợ bán, ngày công chỉ được 20-30 ngàn đồng. Sau khi tham gia làm việc cho HTX, hiện mỗi tháng thu nhập trên 2 triệu đồng nên đời sống khá hơn”, chị Nguyễn Thị Xê, xã viên HTX nói.
Tại HTX Mây tre đan Bao La (Quảng Phú) hơn 80 lao động được đào tạo nghề từ nguồn vốn KC, có việc làm ổn định. HTX tập trung sản xuất sản phẩm mỹ nghệ từ tre phục vụ các khách sạn, nhà hàng như lồng đèn, đèn bát, đèn ngủ, hộp đựng đũa, khung ảnh… Ngoài ra, thông qua DNTN Vạn Xuân (Quảng Bình), mỗi năm HTX xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan hàng ngàn sản phẩm mỹ nghệ, doanh thu mỗi năm đạt trên 1,5 tỷ đồng. - “Lực lượng lao động ở đây vốn chủ yếu từ nghề nông và chỉ đan lát các sản phẩm thông thường như rổ, rá, lồng bàn nên rất khó để thiết kế mẫu mã mới. Trong hai năm 2012 và 2013, được Sở Công thương hỗ trợ hai khóa đào tạo nghề đan lát mỹ nghệ cho 100 lao động nên HTX đầu tư máy móc để phát triển sản xuất. Hiện, HTX sản xuất gần 500 mẫu mã mới, cung ứng cho các tỉnh, TP như Đà Lạt, Quảng Nam, Đà Nẵng và xuất khẩu thông qua DNTN Vạn Xuân” ông Võ Văn Dinh, Chủ nhiệm HTX Mây tre đan Bao La cho biết.
Hỗ trợ thiết bị máy móc và đào tạo nghề là hai nội dung quan trọng mà đề án KC hướng tới nhằm giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển nghề và mở rộng sản xuất. Năm 2015, Trung tâm KC & Xúc tiến thương mại tiếp tục hỗ trợ các làng nghề trên địa bàn nhằm thực hiện mục tiêu khôi phục, phát triển nghề và làng nghề truyền thống theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5

Nhằm đảm bảo cấp điện trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 tới, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt, lễ hội của nhân dân trên địa bàn.

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30 4 và 1 5
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

TIN MỚI

Return to top