Thế giới

WB: Tăng trưởng kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương có thể chạm mốc thấp nhất từ năm 1967

ClockThứ Ba, 29/09/2020 19:05
TTH - Trong bản cập nhật mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ khiến cho tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, cũng như Trung Quốc chạm mốc thấp nhất trong vòng 50 năm, cùng lúc đẩy khoảng 38 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói trở lại.

Con đường gập ghềnh để Đông Á – Thái Bình Dương vực dậy sau dịchWB: Tăng trưởng Đông Á - Thái Bình Dương giảm do ảnh hưởng từ nhiều vấn đề toàn cầuChâu Á - Thái Bình Dương: “Ngọn hải đăng” của phát triển và cơ hội cho doanh nghiệp

Đông Á - Thái Bình Dương có thể sẽ giảm tăng trưởng sâu nhất từ năm 1967. Ảnh minh họa: Doanhnhanplus

Cụ thể, năm nay, khu vực chỉ chứng kiến mức tăng trưởng 0.9%, thấp nhất kể từ năm 1967. Riêng Trung Quốc, tăng trưởng có thể đạt 2%, được thúc đẩy bởi chi tiêu của chính phủ, xuất khẩu mạnh và tỷ lệ lây nhiễm mới thấp, song lại bị kìm hãm bởi tiêu thụ nội địa giảm sâu.

Trong khi đó, phần còn lại của Đông Á – Thái Bình Dương có thể sẽ giảm tăng trưởng đến 3,5%. Nguyên nhân là bởi sự hoành hành của đại dịch và nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của nó đã dẫn đến “sự cắt giảm đáng kể” trong hoạt động kinh tế.

Bản báo cáo ghi rõ: “Những khó khăn trong nước, cộng thêm suy thoái toàn cầu do đại dịch gây ra đã tạo nhiều khó khăn cho các nền kinh tế ở Đông Á và Thái Bình Dương vốn dựa vào thương mại và du lịch”.

Để giải quyết vấn đề, các quốc gia trong khu vực cần theo đuổi cải cách tài khóa để huy động nguồn thu nhằm đối phó với tác động kinh tế và tài chính từ đại dịch, đồng thời triển khai các chương trình bảo trợ xã hội để có thể giúp đỡ người lao động hội nhập trở lại với nền kinh tế.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Return to top