ClockThứ Ba, 19/02/2013 10:41

Xao xuyến sắc hoa xưa

TTH - Tết này, Trung tâm Công viên cây xanh Huế chọn trồng hoa hồng dại để làm đẹp thành phố trên các bùng binh giữa trung tâm khiến không ít người nhớ lại những sân nhà xưa, cái thời chưa có những căn nhà kiên cố bằng xi măng cốt thép, không gian sống không bị thu hẹp để đánh đổi bằng những tầng nhà cao mà lại khan hiếm đất sống cho những loài hoa như hồng dại.

Còn nhớ sau năm 1975, tôi theo bố mẹ về quê nội ở xóm Trường Cởi. Hình ảnh xóm làng ngày ấy cũng giống nông thôn bây giờ. Nhà nào cũng có vườn trồng rau, trồng hoa. Chỉ một xóm nhỏ, nhưng cũng non chục ngôi nhà có diện tích đất rộng hàng ngàn mét vuông. Loài hồng ấy hầu như nhà nào cũng trồng. Đó là giống hoa đồng nội hoang dại, có sức sống mãnh liệt, dễ trồng, thân cây cao hơn những loài hồng khác, quanh thân có gai nhọn và sắc, lá bẹ có khía như những loài hoa hồng khác, hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của vùng đất Bình Trị Thiên. Ưu điểm của hoa hồng dại là có hoa nở quanh năm, kể cả giữa cái nắng chói chang của những ngày hè khắc nghiệt của miền Trung. Hoa có mùi hương thoang thoảng rất dịu ngọt; sắc hoa cũng nhẹ nhàng với nhiều màu, từ hồng nhạt đến nhung đậm. Nhiều nhà trồng hồng dại để tạo thành một bờ rào vừa an toàn lại phủ đầy hoa. Cánh hoa hồng dại không sắc sảo như những loài hoa hồng cao cấp ở Đà Lạt. Thân cây cứng cỏi, nhờ có sức sinh trưởng mạnh nên người trồng hoa dùng để giâm, ghép cho những giống hồng cao cấp khác. Thế nhưng cành hoa dại thì lại yếu ớt không đủ để cắm trong bình. Thực ra, theo một số tài liệu cho biết, loài hoa này được người Pháp mang sang Việt Nam trồng từ những năm 30 của thế kỷ trước, hoa có tên Pháp là Rosaceae, tức là hồng leo với các màu trắng tinh khôi, hồng phơn phớt, đỏ pha cam… Nhưng sau nhiều năm, hồng leo thích nghi và chuyển hoá dần thành giống hoa bản địa nên người dân gọi với cái tên đơn giản là hồng dại. Ngoài ra nó cũng có những tên gọi rất đáng yêu như tường vi hay dã tường vi.

 

Hồng dại trồng trong bùng binh trước nhà hát trung tâm

 

Từ bao giờ hồng dại cứ thưa dần rồi biến mất. Những khu vườn đầy hoa trái ngày xưa được chia lô, thu nhỏ. Những hàng rào chứa đầy hồn hoa giờ thay bằng những bức tường ngăn cách vững chãi và lạnh lẽo. Cũng bởi có đặc điểm là thân cao, tán rộng hơn nhiều so với những loài hoa khác nên hồng dại nhanh chóng bị loại trừ để tiết kiệm diện tích. Xóm tôi cũng vậy, loài hoa ấy biến mất tự bao giờ không ai còn nhớ. Vậy mà xuân này, hồng dại xuất hiện ở những vị trí trung tâm của thành phố. Không biết do hoa mới trồng, hay do ý tưởng của những nhà thiết kế, hồng dại trên các bùng binh được trồng dày và thấp, nhưng những bông hoa tỏa đầy thân cây với màu hồng nhạt, nhẹ nhàng giữa thành phố thì không lẫn vào đâu được.

 

Ai đã từng được ngắm hồng dại trong vườn nhà chắc sẽ không khỏi xao xuyến trước món quà của Trung tâm Công viên cây xanh Huế Tết này.

Bài và ảnh: Hương Lan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top