ClockThứ Hai, 28/08/2023 14:27

Cả nước đã có hơn 68.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng

Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 68.096 ca mắc tay chân miệng, trong đó có 18 tử vong. So với cùng kỳ năm 2022 (44.724/3) số mắc tay chân miệng năm nay tính đến thời điểm này tăng 52%.

Gia tăng ca bệnh tay chân miệng nặngĐiều trị thành công nhiều ca mắc tay chân miệng nặng​Bệnh tay chân miệng – các dấu hiệu cảnh báo nặngGiám sát, theo dõi chặt chẽ bệnh tay chân miệngNhiều trẻ biến chứng viêm não, thần kinh vì mắc tay chân miệng chủng virus EV71

Bác sỹ Bệnh viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa thăm khám cho bệnh nhi mắc tay chân miệng. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN) 

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong tuần 33/2023 (từ ngày 14/8-20/8), cả nước ghi nhận 5.727 trường hợp mắc tay chân miệng, không ghi nhận ca tử vong. So với tuần trước (6.535/0) số mắc giảm 12%.

Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 68.096 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 18 tử vong. So với cùng kỳ năm 2022 (44.724/3) số mắc tay chân miệng năm nay tính đến thời điểm này tăng 52%, số ca tử vong tăng 15 trường hợp.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong tuần 33, số ca mắc bệnh tay chân miệng giảm với 1.869 ca bệnh được ghi nhận; trong khi ở tuần 31, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 2.401 ca mắc bệnh tay chân miệng, tuần 30 là 2.665 ca mắc.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong những tuần gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận trung bình từ 40-50 ca mắc tay chân miệng/tuần.

Cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, thành phố Hà Nội có 1.169 ca tay chân miệng (giảm gần 100 ca so với cùng kỳ năm 2022) và 36 ổ dịch. Hiện còn 1 ổ dịch tay chân miệng đang hoạt động tại phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm với 2 ca bệnh.

Theo các chuyên gia, bệnh tay chân miệng lưu hành tại Việt Nam chủ yếu do chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Bệnh có thể xảy ra trên mọi đối tượng, tuy nhiên có đến 90% ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Chủng EV71 thường gây bệnh cảnh nặng và dễ gây các biến chứng và có thể tử vong.

Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng từ đầu năm 2023 đến nay có sự gia tăng tỷ lệ ca mắc dương tính với chủng EV71. Chính đặc điểm này khiến cho các ca mắc bệnh tay chân miệng diễn biến nặng nhiều hơn so với các năm trước đây.

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), thời điểm này bắt đầu năm học mới, có nhiều nguy cơ lây lan bệnh tay chân miệng nếu các trường học và đặc biệt các cơ sở giáo dục mầm non, nhà trẻ gia đình không thực hiện tốt các biện pháp cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống bệnh tay chân miệng./.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng dẫn sơ cấp cứu đuối nước cho học sinh

Ngày 11/5, Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Đoàn Thanh niên Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh; Bộ môn Gây mê hồi sức Cấp cứu - Trường ĐH Y Dược, ĐH Huế triển khai lớp tập huấn “Sơ cấp cứu đuối nước và dinh dưỡng học đường” tại trường THCS Vinh Hiền - Phú Lộc.

Hướng dẫn sơ cấp cứu đuối nước cho học sinh
Ghi nhận 276 ca mắc sốt xuất huyết

Tính đến ngày 8/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh ghi nhận 276 ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn toàn tỉnh, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số các ca mắc, có 37 trường hợp ngoại lai.

Ghi nhận 276 ca mắc sốt xuất huyết

TIN MỚI

Return to top