ClockThứ Sáu, 26/12/2014 15:21

Chủ động, tích cực cho giai đoạn mới

TTH - Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) ở Thừa Thiên Huế thời gian qua có nhiều kết quả khả quan.

Các chỉ tiêu đều đạt, vượt kế hoạch  

Công tác truyền thông dân số được các cấp ngành quan tâm, ngày càng đổi mới về nội dung lẫn hình thức, thể hiện phù hợp đối tượng, hướng về cơ sở, nhất là vùng khó khăn, dân trí thấp, có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao. Nội dung tuyên truyền được thông qua các hội thảo, những buổi toạ đàm, phát tờ rơi, khẩu hiệu panô; đồng thời, qua kênh đài, báo giới thiệu các mô hình, câu lạc bộ; gương tập thể, gia đình điển hình, người tốt việc tốt. Các địa phương chủ động phối hợp các tổ chức, đoàn thể tập trung tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, xây dựng mô hình gia đình ít con nhằm làm thay đổi nhận thức mọi người dân, đặc biệt ở các vùng dân trí thấp, dân vạn đò, đầm phá...

Tăng cường các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản về cơ sở

Ngành y tế triển khai thực hiện chiến dịch lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ phù hợp từng vùng, từng đối tượng; tiếp tục xây dựng mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” giai đoạn 2011-2015, góp phần tích cực trong việc giảm sinh và giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tại các cộng đồng dân cư”; mô hình tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn tại hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới với nhiều hình thức hoạt động phong phú, hiệu quả. Các cấp, ngành thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dân số như mở rộng mô hình “Kiểm tra sức khoẻ và tư vấn tiền hôn nhân”; “Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh”, “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính; “Tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng”... tạo dấu ấn mới trong cộng đồng xã hội.

Lo cho thời gian đến

Công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn hiện còn gặp khó khăn, thách thức. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm qua hàng năm, nhưng vẫn còn chậm. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang có xu hướng tăng ở một số địa phương. Nguyên nhân do nhận thức của một bộ phận người dân và cán bộ về công tác DS-KHHGĐ chưa cao. Việc duy trì, xây dựng, thực hiện mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều địa phương chỉ đăng ký để hưởng ứng phong trào, chứ chưa chú trọng đến hiệu quả hoạt động. Cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách DS-KHHGĐ ở một số đơn vị chưa được xử lý theo quy định. Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn trực tiếp của đội ngũ cán bộ cơ sở chưa đi vào chiều sâu, chưa thường xuyên tiếp cận với nhóm đối tượng đặc thù. Kinh phí đầu tư cho chương trình DS-KHHGĐ còn hạn chế.

Bác sĩ Hoàng Thị Tâm, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ cho biết, hiện nay ở địa phương, công tác DS-KHHGĐ luôn được lãnh đạo tỉnh, huyện, các cấp cơ sở xã, phường quan tâm. Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương thực hiện khá tốt các chương trình, dự án mục tiêu quốc gia làm thay đổi hành vi ổn định quy mô, từng bước nâng cao chất lượng dân số... Tuy vậy, theo bác sĩ Tâm, việc đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ không đơn thuần là đầu tư cho một giai đoạn, một thời gian nhất định và ngành y tế chỉ tích cực hoàn thành tốt các nhiệm vụ kế hoạch đề ra trong năm. Điều quan trọng nhất là ngoài sự quan tâm lãnh chỉ đạo tỉnh, sự tích cực của ngành y tế cần có sự phối hợp, chung tay của các cấp, các ngành, đoàn thể xã hôi để thực hiện công tác DS-KHHGĐ có hiệu quả, góp phần góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương, xây dựng đất nước văn minh giàu đẹp.

Bài, ảnh: Khánh Quan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nuôi dưỡng đam mê, cống hiến cho nghề

Lực lượng trẻ đóng vai trò quan trọng trong làm chủ kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng điều trị tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Họ còn là đội ngũ kế cận trên hành trình xây dựng, phát triển đơn vị hướng tới ngang tầm khu vực, thế giới…

Nuôi dưỡng đam mê, cống hiến cho nghề
“Chống nóng” từ trong bệnh viện

Nhằm tạo sự thoải mái và giảm nhiệt trước tình trạng nắng nóng gay gắt trong những ngày gần đây, các bệnh viện đã triển khai nhiều giải pháp từ tăng cường cơ sở vật chất cho đến phân luồng, truyền thông phòng chống dịch bệnh…

“Chống nóng” từ trong bệnh viện
Bệnh viêm da “trỗi dậy” mùa nắng nóng

Trời oi bức, số lượng người đến khám các bệnh vì viêm da dị ứng tăng cao ở Bệnh viện Da liễu (BVDL) tỉnh. Đây là các bệnh lý thường gặp do nhiệt độ thời tiết tăng cao, da tăng tiết mồ hôi, khiến các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh phát triển.

Bệnh viêm da “trỗi dậy” mùa nắng nóng
Return to top