ClockThứ Sáu, 27/08/2021 13:52

Điều đáng lo trong đại dịch

TTH - Dịch bệnh COVID-19 tạo nên những nỗi lo khi nhiều địa phương bị ảnh hưởng rất nặng với những con số phải cách ly, người nhiễm bệnh và tử vong chưa giảm. Lo và đáng tiếc hơn là ngay trong đại dịch, có những kẻ không làm được gì có lợi cho xã hội mà còn có những hành động đi ngược lại nỗ lực phòng, chống dịch của chính quyền và nhân dân.

Hỗ trợ sinh viên mùa dịchThông tin sai lệch khiến đại dịch ngày càng tồi tệ

Sau những ngày dịch bùng phát ở Đà Nẵng, Bắc Giang, Bắc Ninh, hiện nay đang lây lan rất nhanh ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và hầu hết các tỉnh Nam bộ. Các tỉnh, thành trên cả nước đều có người bị lây nhiễm, khác chăng chỉ là nhiều hay ít.

Đáng lo hơn, bên cạnh dịch bệnh hoành hành là thông tin bịa đặt, tin nhảm về dịch bệnh. Những thông tin người nhiễm, người chết nơi này, nơi khác, lò thiêu quá tải, đến cả đưa ra những loại thuốc chữa trị không có cơ sở khoa học được đăng tải tràn lan. Chưa tổng kết chính thức, nhưng trong 3 đợt dịch trước đã có hàng trăm tài khoản cá nhân trên mạng xã hội bị xử phạt hành chính với mức phạt không hề nhẹ. Nhưng những người thiếu ý thức không rút bài học mà lại tiếp tục đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật, giật gân, thậm chí xuyên tạc chính sách của nhà nước vẫn tiếp tục diễn ra. Quyết tâm chống dịch của Đảng và cả hệ thống chính trị không được họ đăng tải, mà chủ yếu chia sẻ thông tin nhảm, thiếu kiểm chứng.

Gần đây xuất hiện kiểu đánh vào tình cảm xã hội khi đưa ra những bài viết có vẻ như thật, chẳng hạn như bài nói về bác sĩ rút ống thở của chính bố mẹ mình để dành cho một bà mẹ mới sinh. Khi dựng lên một câu chuyện như vậy đã tạo ra luồng không khí bi thảm về dịch bệnh, điều kiện chữa bệnh “tồi tệ” của ngành y. Bài viết được xác định hoàn toàn không có thật.

Có trường hợp nêu về lò thiêu ở TP. Hồ Chí Minh quá tải do người chết vì dịch mà không cần biết ở lò thiêu này trong điều kiện bình thường cũng đã quá tải, nay có thêm người chết do dịch bệnh là khó tránh khỏi. Rồi đến việc đưa thông tin về vắc-xin của Trung Quốc một cách thái quá, gây làn sóng từ chối của người dân, dù đã có kiểm định của Tổ chức Y tế thế giới và tính hiệu nghiệm ở nhiều nước sử dụng.

Điều đáng lo hơn nữa là số người nhiễm bệnh hoặc bắt buộc phải cách ly lại trở thành đối tượng bị xử lý hành chính, xử lý hình sự hoặc buộc phải cưỡng chế bất đắc dĩ.

Trong 3 đợt dịch trước,  những người vi phạm là do chủ quan, thiếu hiểu biết về dịch bệnh hoặc không nắm được quy định của pháp luật. Đến lần thứ tư này, số người phản ứng không những tăng lên mà còn có kẻ chống đối với những động quá khích với người thực thi công vụ. Có người là F0 tấn công lại bác sĩ, nhân viên y tế ở bệnh viện; nhiễm bệnh bỏ trốn khỏi nơi cách ly hoặc chống lại cưỡng chế bắt buộc khi đưa đi cách ly, chữa bệnh.

Những vùng phải giãn cách có người đã gây sự, phản ứng, chống đối lực lượng đang làm nhiệm vụ. Bên cạnh đó còn nhiều hiện tượng dù đã bị nhiễm bệnh hoặc thuộc diện phải cách ly, nhưng cố tình làm trái hoặc không chấp hành việc đưa đi chữa bệnh, tập trung đông người.

Có cơ sở tôn giáo ở Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh) làm lễ đông người trong khi dịch bệnh bùng phát, gây lây nhiễm hàng loạt. Nhiều địa phương phải kỷ luật, khởi tố cả những người là cán bộ lãnh đạo không thực hiện cách ly, không chấp hành Chỉ thị 16, gây nhiễm cho nhiều người.

Có những kẻ hám lợi tìm cách che giấu cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép, trốn tránh cách ly. Đó là những hiện tượng, vụ việc hết sức đáng lên án trong điều kiện dịch bệnh đang diễn ra trầm trọng.

COVID-19 đã kéo dài hơn 500 ngày và chắc chắn người dân còn phải sống chung với dịch dài hơn. Trong thời điểm hiện nay, mỗi người dân phải chung sức cùng Chính phủ dập dịch nhanh nhất. Mỗi người cần phòng dịch bằng “vắc-xin ý thức” và có trách nhiệm với cộng đồng để một ngày không xa, chúng ta lại được hưởng hạnh phúc trong không khí an toàn, bình yên.

NGUYỄN  AN HÒA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những tuyên bố đáng chú ý của quan chức cấp cao Nga trong Ngày Chiến thắng

Trong khi Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo xung đột toàn cầu thì Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Dmitry Medvedev tuyên bố kết thúc chiến dịch quân sự ở Ukraine chỉ là bước đầu tiên còn Thứ trưởng Ngoại giao Sergey Ryabkov nói rằng Moskva buộc phải tăng cường các biện pháp răn đe hạt nhân do chính sách leo thang từ Washington và phương Tây.

Những tuyên bố đáng chú ý của quan chức cấp cao Nga trong Ngày Chiến thắng
Lan tỏa văn hóa đọc trong đoàn viên, thanh niên

Với nhiều mô hình thiết thực và cách làm hiệu quả, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã lan tỏa những giá trị, nét đẹp của sách và văn hóa đọc đến với các bạn đoàn viên, thanh niên.

Lan tỏa văn hóa đọc trong đoàn viên, thanh niên
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Phát huy sức trẻ trong lực lượng vũ trang

Công tác đoàn và phong trào thanh niên trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã có bước phát triển toàn diện cả chiều rộng, lẫn chiều sâu; thực sự là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

Phát huy sức trẻ trong lực lượng vũ trang
Return to top