ClockChủ Nhật, 26/02/2017 06:42

Gắn kết phát triển y tế & du lịch

TTH - Huế có Tiên Y miếu, nơi thờ Thánh y (thầy thuốc giỏi) và Tiên y (thầy thuốc các đời trước).

Tiên Y miếu được xây dựng dưới thời vua Gia Long và sau nhiều lần thay chuyển địa điểm, cuối cùng tọa lạc ở đường Lương Y, thuộc phường Thuận Lộc, TP. Huế cho đến ngày nay. Tiên Y miếu thuộc hàng Quốc miếu, được sắc phong: “Hoàng triều sắc tứ Đông y thượng đẳng Lương y đệ nhất tôn thần” và do triều đình quản lý. Nói đến Tiên Y miếu trên đất Cố đô là nhắc đến truyền thống xem trọng và tôn vinh nghề y của dân tộc ta nói chung, người dân Huế nói riêng.

Là kinh đô một thời, Huế có Thái y viện triều Nguyễn, cơ quan y tế cấp trung ương hình thành từ thời Gia Long và hoàn chỉnh dưới thời vua Minh Mạng. Thái y viện có tổ chức quy mô và hoạt động nghiêm cẩn. Nhiệm vụ chính của Thái y viện là chăm sóc sức khỏe cho vua, hoàng gia, nội cung, các đại quan tại kinh…

Tìm hiểu về sự ra đời của làng La Khê (xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc), chúng tôi được biết, khai canh của làng là ông Lê Văn Vinh thuộc đời thứ 9 dòng họ Lê Văn ở làng La Khê Bột (xã Hương Vinh, Hương Trà). Sinh thời, ông Lê Văn Vinh là một lương y rất giỏi, chuyên về bệnh đậu mùa. Nghe danh ông, vua Tự Đức đã cho triệu vào cung để điều trị cho đức vua. Trên đường trở về, nhận thấy dân chúng nghèo khổ, ông đã kêu gọi họ theo ông đi ngược sông Truồi và được phép của triều đình khai hoang lập ấp và đặt tên đất mới cũng là La Khê (La Khê Truồi). Người em là ông Lê Văn Trinh, ông nội cố của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, cũng là một danh y và hiện nay, lăng mộ của họ đều còn nguyên vẹn ở xã Lộc Hòa.

Vượt lên ý nghĩa của những công trình y học, Tiên Y miếu hay Thái Y viện triều Nguyễn đã trở thành những thiết chế văn hóa đặc sắc, góp phần tạo nên những giá trị lớn lao cho di sản Huế. Chuyện về khai canh của làng La Khê là một danh y lại cho thấy hình ảnh người thầy thuốc thật gắn bó với các làng quê Huế. Không phải ngẫu nhiên mà Thừa Thiên Huế trở thành cái nôi và là trung tâm y tế của cả nước, tiếp tục sau này là những thiết chế bổ sung mang tầm quốc gia với sự xuất hiện của Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện Tây y đầu tiên của Việt Nam và của cả xứ Đông Dương vào năm 1894 hay Trường đại học Y dược Huế có bề dày truyền thống 60 năm hình thành và phát triển. Đó là vấn đề mang tính lịch sử và truyền thống của cả một vùng đất. Và, người Huế tự hào về những người con quê hương là các bậc danh y thời hiện đại, như Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ…

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh  khóa XV khẳng định, gắn kết phát triển du lịch với văn hóa, y tế và giáo dục - đào tạo là 1 trong 9 nhiệm vụ nhằm thực hiện mục tiêu tập trung phát triển mạnh du lịch, dịch vụ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn...

Nghị quyết cũng nêu rõ về sự cần thiết xây dựng các tour, tuyến kết hợp tham quan di sản văn hóa với khám chữa bệnh cho du khách...

Nếu mối quan hệ gắn bó giữa y tế và văn hóa mang tính truyền thống, có bề dày lịch sử lâu đời thì sự gắn kết giữa y tế với du lịch lại là câu chuyện mới đặt ra đối với Thừa Thiên Huế trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Ai từng đến nhiều hiệu thuốc dân tộc ở Quảng Châu, Côn Minh, Đông Hưng… đặc biệt là Nhà thuốc Đồng Nhân Đường ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) nườm nượp khách du lịch tham quan và bốc thuốc, sẽ cảm thấy hứng khởi vô cùng về viễn cảnh Thái Y viện triều Nguyễn được phục hồi ở Huế. Đó là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự gắn kết phát triển tuyệt vời giữa du lịch và y học. Còn về tương lai, hy vọng với tư duy và cách làm mới, sự kết hợp này sẽ là hướng đi “hai trong một”, vừa góp phần phát huy các giá trị di sản văn hóa Huế, vừa là cơ hội để sự nghiệp y tế Thừa Thiên Huế có sự phát triển mang tính đột phá.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

TIN MỚI

Return to top