ClockThứ Năm, 26/08/2021 09:23

Giải đáp thắc mắc khi tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2

Thời điểm này, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số địa phương khác đang thực hiện giãn cách xã hội; đồng thời chiến dịch tiêm chủng đang được tập trung thực hiện tại những tỉnh, thành phố có đông bệnh nhân COVID-19. Một số lo lắng, thắc mắc của người dân xung quanh việc tiêm vaccine mũi 2 đã được ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế giải đáp.

Mỹ chính thức cấp phép đầy đủ cho vắc xin PfizerViệt Nam tiếp nhận thêm 500.000 liều vaccine AstraZenecaBộ Y tế tiếp nhận thêm 1,2 triệu liều vaccine của Astra ZenecaVì sao nhiều người khi đi tiêm vaccine COVID-19 lại tăng huyết áp đột ngột?Những triệu chứng mắc COVID-19 với người đã tiêm vaccine đầy đủPfizer sẽ đẩy nhanh tiến độ giao vaccine, sẵn sàng hợp tác về thuốc điều trị COVID-19 với Việt NamThừa Thiên Huế thực hiện 84,92% mũi tiêm vắc xin COVID-19Nỗ lực tiêm vắc-xin phòng, chống dịch

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Cụ thể, trước lo lắng của nhiều người về việc đã tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 và đến lịch tiêm mũi 2 nhưng lại không có mặt tại địa phương, ông Nguyễn Trường Nam cho biết: Trong trường hợp người dân tiêm mũi 1, sau đó di chuyển đến địa phương khác thì chủ động thông báo cơ quan, tổ chức, địa phương mình chuyển đi, đồng thời có văn bản gửi địa phương nơi đến để được hỗ trợ lập danh sách kế hoạch tiêm mũi 2.

Khi đến lịch tiêm mũi 2, địa phương nơi cư trú sẽ thông báo lịch tiêm mũi 2. Cần lưu ý là để tiêm mũi 2 thì người dân thực hiện đăng ký tiêm trên Cổng Thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 (tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn) hoặc qua ứng dụng (app) Sổ sức khỏe điện tử để hệ thống tiêm chủng quốc gia ghi nhận thông tin đăng ký tiêm.     

Hiện nay, hầu hết những người đã tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 đều nằm trong đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ và của Bộ Y tế quy định nên khi đến lịch tiêm mũi 2 sẽ được cơ quan, tổ chức, khu dân cư thông báo lịch tiêm mũi 2.

Sau khi tiêm mũi 1, đa số người dân sẽ nhận được giấy chứng nhận đã tiêm của cơ sở tiêm chủng. Khi đi tiêm mũi 2, người dân cần mang theo giấy chứng nhận đã tiêm mũi 1. Tuy nhiên, do nhiều cơ sở tiêm chưa triển khai tiêm trên Nền tảng tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 nên nhiều trường hợp sau khi tiêm mũi 1 vẫn chưa có chứng nhận tiêm trên hệ thống tiêm chủng (Cổng thông tin tiemchungcovid19.gov.vn hoặc trên app Sổ sức khỏe điện tử).

Với những trường hợp bị thất lạc giấy xác nhận tiêm vaccine phòng COVID-19 lần 1 và không có thông tin chứng nhận tiêm trên cổng thông tin tiêm chủng hay Sổ sức khỏe điện tử, người dân vẫn được tiêm mũi 2  theo lịch vì đã nằm trong danh sách kế hoạch tiêm của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã lập danh sách tiêm và gửi cho cơ sở tiêm vaccine phòng COVID-19, ông Nguyễn Trường Nam cho biết.

Trước băn khoăn về việc người dân đăng ký sai thông tin cá nhân trên nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 Quốc gia và muốn cập nhật thông tin mới trên hồ sơ của mình, ông Nguyễn Trường Nam trả lời: Khi đăng ký thông tin trên ứng dụng, nền tảng có gửi tin nhắn xác thực 1 lần (mã OTP) để xác nhận số điện thoại của người được tiêm. Do gửi xác nhận qua số điện thoại đang dùng nên việc điền sai số điện thoại rất khó xảy ra, bởi lẽ điền sai số sẽ không nhận được mã xác thực để tiến hành các bước tiếp theo.

Thông tin số điện thoại và mã sổ sức khỏe điện tử là duy nhất và mang tính định danh nên không thể thay đổi được. Với các thông tin còn lại, bao gồm ngày sinh, họ và tên, giới tính... đều có thể được kiểm tra và thay đổi thông qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử.

Trước khi tiêm chủng, các y, bác sỹ cũng sẽ kiểm tra lại thông tin cá nhân của người được tiêm một lần nữa và người dân có thể cập nhật lại thông tin tại nơi tiêm.

Đến nay, nền tảng Quản lý tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 được xây dựng để đáp ứng hoạt động tiêm chủng tại hơn 19.000 điểm tiêm. Tại các điểm tiêm ứng dụng nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 Quốc gia, người dân chỉ mất vài giây để xác nhận thông tin bằng mã QR.

Tính đến sáng 25/8, tổng lượng mũi tiêm được nhập lên hệ thống tiêm chủng quốc gia là 18.090.091 mũi. Con số này tương ứng với hơn 18 triệu Chứng nhận tiêm chủng đã cấp phát cho người tiêm.

Theo Tin tức TTXVN

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Siết quy trình để đảm bảo an toàn lao động

Chỉ trong vòng 1 tháng, hai vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại Yên Bái và Đồng Nai, gây những tổn thất lớn về người. Điểm chung của hai vụ việc này cùng nhiều vụ tai nạn lao động khác là quy trình về an toàn lao động đã không được tuân thủ nghiêm túc, cộng với công tác kiểm soát bị lơ là, từ đó dẫn tới những tai nạn thương tâm.

Siết quy trình để đảm bảo an toàn lao động
An toàn thực phẩm tại các trường học

Thời gian qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nói chung và tại các cơ sở giáo dục (CSGD) nói riêng. Để đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ giáo viên và học sinh, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) cũng như chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm tại các CSGD trên địa bàn.

An toàn thực phẩm tại các trường học
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Bé gái 7 tuổi bị chó dữ tấn công, vết thương sâu chạm xương cẳng tay

Ngày 5/5, BVTW Huế cho biết đang theo dõi, điều trị một bệnh nhi bị chó cắn nghiêm trọng. Đó là bé gái 7 tuổi ở khu vực 3 phường An Hòa, TP. Huế bị chó cắn với nhiều vết thương sâu phức tạp ở vùng cánh tay. Trong đó có vết thương nghiêm trọng chạm đến xương cẳng tay phải.

Bé gái 7 tuổi bị chó dữ tấn công, vết thương sâu chạm xương cẳng tay
Nắng nóng gay gắt, nới rộng khoảng cách học tập trên toàn thế giới

Hena Khan, một học sinh ở thủ đô Dhaka của Bangladesh, đã phải vật lộn với việc học trong tuần này khi nhiệt độ vượt quá 40 độ C. Em cho rằng trong cái nóng khắc nghiệt này, giáo viên không thể dạy, học sinh không thể tập trung, và đúng hơn là mạng sống của mọi người đang gặp nguy hiểm.

Nắng nóng gay gắt, nới rộng khoảng cách học tập trên toàn thế giới
Return to top