ClockThứ Ba, 22/08/2023 07:45

Uốn ván – hiểu để cảnh giác

TTH - Bệnh uốn ván là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván, phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân.

Ghép gan và điều trị viêm gan B mạn

Tiêm phòng uốn ván tại CDC Huế. Ảnh: Bảo Phước

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, trong những năm cuối của thể kỷ 20, mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì uốn ván sơ sinh ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ chết/mắc của uốn ván sơ sinh rất cao, có thể tới trên 80%, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. Tỷ lệ chết/mắc của uốn ván từ 10 - 90%, tỷ lệ chết cao nhất ở trẻ nhỏ và người có tuổi. Bệnh có thể gặp bất kỳ thời gian nào trong năm, không mang tính chất mùa rõ rệt. Ở Việt Nam, bệnh uốn ván xuất hiện tản phát ở khắp các tỉnh trong cả nước. Từ năm 2005, Việt Nam đã loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh theo quy mô huyện với tỷ lệ mắc uốn ván sơ sinh dưới 1/1.000 trẻ đẻ sống.

Vi khuẩn uốn ván có mặt ở mọi nơi. Ở những vùng nông nghiệp và những nơi phải tiếp xúc với chất thải của súc vật và không được tiêm phòng đầy đủ, bệnh uốn ván thường gặp nhiều hơn. Tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh: nông dân, nhân viên chăn nuôi gia súc, nghiện chích ma túy.

Bệnh uốn ván gây co cứng cơ nhai và các cơ ở mặt làm cho bệnh nhân có nét mặt “cười nhăn”. Co cứng cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, đôi khi co cứng ở vùng bị thương. Tùy theo nhóm cơ co cứng chiếm ưu thế mà bệnh nhân có một trong những tư thế đặc biệt như sau: cong ưỡn người ra sau, thẳng cứng cả người như tấm ván, cong người sang một bên, gập người ra phía trước. Các cơn co giật toàn thân thường xảy ra do bị kích thích bởi va chạm, ánh sáng chói, tiếng ồn… Ở trẻ sơ sinh, trẻ đẻ ra bình thường trong 2 ngày đầu, bệnh xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau sinh, gây cứng hàm làm cho trẻ không thể bú được, co cứng toàn thân, người ưỡn cong.

Trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cần cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh uốn ván và uốn ván sơ sinh, cần thiết phải tiêm chủng chủ động hoặc tiêm chủng thụ động sau khi bị thương, về sự cần thiết phải thực hiện đẻ sạch, vô khuẩn sản khoa. Tiêm vắc-xin phòng uốn ván cho tất cả phụ nữ có thai trong xã, kể cả người mẹ của đứa trẻ. Tiêm vắc-xin phòng uốn ván cho nữ tuổi sinh đẻ (15 - 35 tuổi), tối thiểu là trong thôn/bản hoặc toàn xã nếu thuộc nơi nguy cơ cao. Trao đổi với người đỡ đẻ về vấn đề đẻ sạch. Tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng về phòng bệnh uốn ván sơ sinh. Không cần phải cách ly bệnh nhân, xử lý môi trường, xử lý người tiếp xúc.

Nguyễn Đức Hoàng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác với trộm tài sản tại cơ quan, công sở

Vấn nạn này tưởng chừng đã được triệt xóa, nhưng nay lại có dịp quay trở lại mà đối tượng chính là người ngoài tỉnh đến thuê khách sạn nhiều ngày để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản (TCTS). Các cơ quan, đơn vị, công sở cần hết sức cảnh giác.

Cảnh giác với trộm tài sản tại cơ quan, công sở
Cảnh giác lừa đảo bằng hình thức hoạt động trại hè

Chỉ thời gian ngắn nữa là đến kỳ nghỉ hè của các em học sinh. Lợi dụng dịp này, các đối tượng xấu đã “tung chiêu” lừa đảo mới bằng hình thức “tổ chức” đăng ký các hoạt động trại hè. Lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh lưu ý, các bậc phụ huynh cần nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh bị lừa.

Cảnh giác lừa đảo bằng hình thức hoạt động trại hè
Một bé gái bị chó cắn phải khâu 50 mũi

Chiều ngày 14/3, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết đang tiếp nhận điều trị một bệnh nhi (BN) bị chó cắn nghiêm trọng phải khâu 50 mũi, trong đó có nhiều vết thương ở mặt.

Một bé gái bị chó cắn phải khâu 50 mũi
Cảnh giác với chiêu lừa đảo góp vốn qua mạng

Đầu năm 2024, lực lượng chức năng liên tục phát đi những thông tin cảnh báo đến mọi người dân trong tỉnh, cần nêu cao tinh thần cảnh giác với chiêu thức lừa đảo góp vốn làm ăn qua mạng của các đối tượng. Đây là chiêu thức không mới, nhưng vẫn có người “sập bẫy” với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.

Cảnh giác với chiêu lừa đảo góp vốn qua mạng
Return to top