ClockThứ Bảy, 23/10/2010 21:20

Cảnh giác với miếng ngon sushi!

TTH - Những người đang xem món sushi là món ăn ưa thích chắc chắn sẽ phải dè chừng hơn khi biết tin một người Nhật đã chết do ăn sushi vì bị giun anisakis simplex ký sinh trên thịt cá hồi chui vào cơ thể, phá huỷ não.

Nguyên liệu cá hồi phải được sơ chế đúng cách thì món sushi mới an toàn. Ảnh: F.I.O 

 Theo thông tin báo chí Nhật Bản đã đăng tải, ông Shota Fujiwara (ngụ ở quận Gifu, Tokai, Nhật Bản) là người rất thích ăn món sushi và món sashimi (đều chế biến chủ yếu từ nguyên liệu cá hồi sống). Ba năm gần đây, ông Shota Fujiwara liên tục bị cảm giác đau đầu, sa sút trí nhớ, hay quên... Kết quả chụp CT não không phát hiện bất thường nhưng lại ghi nhận có những chuyển động lúc nhúc dưới lớp da đầu của bệnh nhân. Khi tiến hành gây tê, các bác sĩ ghi nhận có những ký sinh trùng lúc nhúc bò ra. Kết quả đại phẫu mở hộp sọ đã bắt ra hàng trăm ký sinh trùng, được nhận diện là loài giun anisakis simplex. Do phát hiện muộn, giun anisakis simplex đã phá huỷ hoàn toàn não bộ nên mạng sống của ông Shota Fujiwara không thể cứu.

 Ăn sống, dễ chết
 
PGS.TS Nguyễn Văn Đề, phó trưởng khoa ký sinh trùng, viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng trung ương cho biết tại Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào tương tự như thông tin nói trên. Tuy nhiên với trào lưu ăn sushi, các món khác từ cá hồi sống (nhất là cá hồi ngoại nhập) của người Việt Nam, nguy cơ nhiễm loại giun Anisakis simplex là rất cao. “Nhiễm ký sinh trùng nói chung và nhiễm giun anisakis simplex nói riêng sẽ gây nhiều rắc rối cho sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Nhẹ thì ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy. Nặng thì hại đến não, phổi, gan, mật, mắt, ruột… Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong”, TS Đề cảnh báo. Cũng theo TS Đề, quá trình điều trị nhiễm ký sinh trùng tại Việt Nam đã ghi nhận gần 100% bệnh nhân bị sán lá gan nhỏ là do ăn gỏi hải sản sống (cá, cua…). Tại bệnh viện bệnh nhiệt đới TP.HCM từng tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp nhiễm ký sinh trùng do ăn hải sản chế biến chưa chín với biểu hiện xuất hiện những khối u trên cơ thể, di chuyển được, ấn vào thấy mềm mềm, cảm giác nhung nhúc, trườn…
 
 
500.000 người Việt Nam đã nhiễm giun sán từ cá
 
Tổ chức Y tế thế giới đã ước tính có đến 40 triệu người trên thế giới đang bị nhiễm ký sinh trùng vì ăn cá sống. Riêng tại Việt Nam, có khoảng năm triệu người trong diện nguy hiểm vì có tập quán ăn hải sản sống, trong số này có đến 500.000 người đã bị nhiễm giun sán từ cá.
 
 
 
Theo PGS.TS Lê Thị Phương Linh, nguyên cán bộ viện nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam, giun anisakis simplex không chỉ có trong cá mà còn tìm thấy trên mực. Phổ biến nhất là trong những loại như: cá hồi, cá mòi, cá tuyết, cá thu, cá ngừ, cá kiếm, mực ống, mực nang... “mối nguy hại do giun anisakis simplex tiềm ẩn trong nhiều món ăn là thuỷ hải sản còn tươi sống chứ không riêng gì sushi. Tuy nhiên vì giun anisakis simplex thường ký sinh trên cá hồi và thịt loài cá này lại là nguyên liệu chính của món sushi nên nguy cơ nhiễm giun anisakis simplex ở những người thường xuyên ăn sushi cao hơn”, TS Linh nói.
 
Nước cốt chanh, mù tạt… không làm chín đồ ăn
 
Tiến sĩ Đề cho biết, nhiều người Việt Nam có tâm lý coi thường bệnh giun sán, nghĩ đơn giản rửa nước sạch, ngâm nước muối hoặc sục ôzon là các loài ký sinh trùng gây bệnh sẽ trôi đi, hoặc ăn gỏi cá sống cùng thật nhiều gia vị sẽ giết được giun sán. Trong khi đó, một nghiên cứu của viện sốt rét - ký sinh trùng – côn trùng trung ương đã cho thấy trong gỏi cá đã chế biến, ấu trùng sán lá gan vẫn còn sống đến 95%. “Một vài cách khác mà người ăn hy vọng làm chín đồ sống như nhúng nước cốt chanh hoặc giấm, mù tạt, thậm chí ăn xong uống thêm rượu mạnh cũng đều không diệt được giun sán”, TS Đề nhấn mạnh.
 
Theo TS Linh, để tránh các trường hợp nhiễm bệnh do giun anisakis simplex gây ra, cách tốt nhất và hữu hiệu là chỉ ăn hải sản đã được nấu nướng thật chín. Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu đã từng kết luận sinh vật ký sinh trên sản phẩm cá tiêu dùng mà con người có khả năng bị dị ứng nhiều nhất chính là giun anisakis simplex. Nghiên cứu của cơ quan này cũng cho thấy ăn cá có ấu trùng anisakis simplex còn sống dễ dị ứng hơn so với cá có ấu trùng đã chết. Ngoài ra, một số nước cũng đã đưa ra quy định người chế biến các món ăn sống từ hải sản phải thực hiện một số biện pháp để tiêu diệt giun anisakis simplex trong thực phẩm như: muối cá trong bảy ngày; hong khói cá; đông lạnh cá ở nhiệt độ âm 20oC trong một tuần hay âm 35oC trong bảy giờ… “Điều đáng nói là ở Việt Nam hiện chưa có quy định tương tự nên nguy cơ nhiễm giun anisakis simplex từ món sushi và các món gỏi hải sản sống là rất cao”, TS Linh nói.
 
Thuỳ Linh (Theo SGTT)
 
 
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu điều trị tim mạch

Can thiệp điều trị rối loạn nhịp, can thiệp mạch vành, bệnh tim bẩm sinh bằng dụng cụ, can thiệp điều trị suy tĩnh mạch... là một trong những kỹ thuật chuyên sâu được Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai thường quy trong thời gian vừa qua, đem đến cơ hội điều trị khỏi bệnh cho những người bệnh mắc các bệnh lý tim mạch, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho cộng đồng.

Phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu điều trị tim mạch
Mẹ Xinh - Chăm sóc bằng cả trái tim

Mẹ Xinh Spa là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc mẹ và bé chất lượng, uy tín hàng đầu TP. Huế. Bằng việc kết hợp sử dụng các phương pháp chăm sóc truyền thống của các bà mụ Huế xưa cùng các phương pháp chăm sóc hiện đại, Mẹ Xinh Spa tự hào đã chăm sóc hơn 5.000 mẹ và bé trong vòng 5 năm qua.

Mẹ Xinh - Chăm sóc bằng cả trái tim
An toàn vệ sinh thực phẩm cho sinh viên

Không học bán trú như học sinh, song an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho sinh viên (SV) vẫn được các đơn vị, cơ sở đào tạo chú trọng, nhất là ở các căng tin.

An toàn vệ sinh thực phẩm cho sinh viên
Uống bia giải độc rượu: Nguy hiểm!

Giới chuyên môn đã phải lên tiếng cảnh báo sau khi dư luận đang rộ lên thông tin uống bia để giải độc rượu. Đây là cách hiểu sai và rất nguy hiểm.

Uống bia giải độc rượu Nguy hiểm
Trẻ được cấp cứu sớm, cơ hội sống càng cao

Nhóm tình nguyện viên Y học cộng đồng (dự án thiện nguyện ) gồm các bác sĩ, giảng viên bộ môn Nhi và các sinh viên Trường ĐH Y Dược Huế tại Huế thường tổ chức các lớp tập huấn trao đổi kiến thức y học... Thừa Thiên Huế Online đã có cuộc trao đổi với TS. BS Nguyễn Hữu Châu Đức, giảng viên bộ môn Nhi; Th.S, Bs Nguyễn Duy Nam Anh, Trường ĐH Y Dược Huế về chủ đề sơ cấp cứu được nhiều phụ huynh quan tâm...

Trẻ được cấp cứu sớm, cơ hội sống càng cao
Return to top