ClockThứ Sáu, 24/10/2014 07:28

Thử nghiệm virus 'tiêu diệt tế bào ung thư'

TTH.VN - Các nhà khoa học Trung Quốc sẽ thử nghiệm virus M1, được cho là có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây hại tế bào bình thường, trên cơ thể khỉ vào tuần tới.

 

scientisttable.jpg

Nhóm nghiên cứu virus M1, đứng đầu là giáo sư Yan Guangmei (đeo kính, giữa) tại Đại học Trung Sơn. Ảnh:CRI.

Theo Shanghaiist, đây là công trình nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Đại học Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông, đứng đầu là giáo sưYan Guanngmei. M1 là một loại alphavirus (oncolytic alphavirus), được lấy từ loài muỗi có ở tỉnh Hải Nam. Virus M1 có thể hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư mà không gây hại đến các tế bào bình thường khác.

Trong tuần tới, hoạt động thử nghiệm sẽ được áp dụng đối với khỉ nhằm kiểm tra tác dụng phụ. Yan cùng đồng nghiệp rất lạc quan về kết quả, bởi một virus M1 có thể tiêu diệt 10 tế bào ung thư. Điều đó cho thấy nó có sức mạnh tương đối lớn.

"Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện loài muỗi này từ năm 1964. Thành công của chúng tôi là chứng minh được rằng virus từ loài muỗi này có thể được sử dụng trong các phương pháp chữa trị bệnh ung thư", giáo sư Yan nói. Các kết quả đánh giá cho thấy M1 có tác dụng với tế bào ung thư ở gan, bàng quang, ruột kết và trực tràng.

Theo Yan, hoạt động kiểm tra trước đó từng được tiến hành trên cơ thể chuột và thỏ. Nhóm nghiên cứu dự định sẽ hoàn thành giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trong vòng ba năm, trước khi có thể áp dụng đối với con người.

Trong số liệu báo cáo năm 2013 của tạp chí Chinese Medical, tại Trung Quốc, cứ một phút thì có khoảng 6 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Tỷ lệ các ca ung thư mới hàng năm ở quốc gia này là 3,12, dẫn đến con số tử vong hơn hai triệu người mỗi năm.

Linh Anh (Theo VnExpress)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nuôi dưỡng đam mê, cống hiến cho nghề

Lực lượng trẻ đóng vai trò quan trọng trong làm chủ kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng điều trị tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Họ còn là đội ngũ kế cận trên hành trình xây dựng, phát triển đơn vị hướng tới ngang tầm khu vực, thế giới…

Nuôi dưỡng đam mê, cống hiến cho nghề
“Chống nóng” từ trong bệnh viện

Nhằm tạo sự thoải mái và giảm nhiệt trước tình trạng nắng nóng gay gắt trong những ngày gần đây, các bệnh viện đã triển khai nhiều giải pháp từ tăng cường cơ sở vật chất cho đến phân luồng, truyền thông phòng chống dịch bệnh…

“Chống nóng” từ trong bệnh viện
Bệnh viêm da “trỗi dậy” mùa nắng nóng

Trời oi bức, số lượng người đến khám các bệnh vì viêm da dị ứng tăng cao ở Bệnh viện Da liễu (BVDL) tỉnh. Đây là các bệnh lý thường gặp do nhiệt độ thời tiết tăng cao, da tăng tiết mồ hôi, khiến các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh phát triển.

Bệnh viêm da “trỗi dậy” mùa nắng nóng
Return to top