ClockThứ Ba, 18/02/2020 20:07

Dạy trẻ rửa tay qua hình ảnh những lát bánh mì

TTH.VN - Trong tình hình phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID - 19, việc nhắc trẻ thường xuyên rửa tay và rửa tay đúng cách là vấn đề vô cùng quan trọng, cấp thiết để hỗ trợ phòng dịch.

Trường THPT Bùi Thị Xuân điều chế nước rửa tay khô phòng Covid - 19Phát miễn phí 500 chai nước rửa tay khô cho người dân thành phố HuếPha chế dung dịch rửa tay khô cho gần 3.500 sinh viên, học sinhTriển khai phòng dịch trước khi sinh viên học trở lạiNhiều trường tự chế nước rửa tay sát khuẩnChế tạo nước rửa tay khô sát khuẩn tặng người dânĐiều chế 500 chai nước rửa tay tặng miễn phí cho học sinh nghèo

Đối với trẻ nhỏ ở các độ tuổi, khi việc đến trường được tạm nghỉ để phòng chống dịch bệnh do COVID -19 gây ra, khẩu trang y tế không quan trọng bằng việc thường xuyên rửa tay và rửa tay như thế nào để đảm bảo phòng bệnh. Giữa “tâm bão” COVID-19, thí nghiệm nhanh bằng bánh mì của một chuyên gia nghiên cứu hành vi của Mỹ đã thuyết phục một cách hiệu quả việc rửa tay quan trọng như thế nào. Những lát bánh mì cho kết quả thí nghiệm là hình ảnh ý nghĩa và vô cùng sinh động mà bất kể cha mẹ nào cũng nên chia sẻ với các con.

Vi khuẩn tồn tại ở khắp mọi nơi quanh môi trường sống của trẻ và sinh sôi nảy nở với tốc độ chóng mặt. Do không thể nhìn thấy vi khuẩn bằng mắt thường nên rất nhiều người chủ quan không rửa tay và nhiều trẻ nhỏ vẫn chưa hiểu hết về sự nguy hiểm của nó. Nâng cao nhận thức cho trẻ, mới đây cô Dayna Robertson và chuyên gia hành vi Jaralee Metcalf tại trường tiểu học Discovery ở Idaho Falls đã làm một thí nghiệm chứng minh bàn tay bẩn đến thế nào.

Từ trái sang phải: (2) lát bánh nguyên vẹn; (3) lát bánh bị chạm với tay bẩn; (4) lát bánh được chạm sau khi tay đã rửa qua xà phòng; (5) lát bánh bị chạm với tay rửa bằng các chất khử trùng; (1) lát bánh cho tay trên laptop chạm vào. Ảnh: Internet

Theo đó, tất cả 17 thành viên của lớp đã chạm vào những lát bánh mì với các bàn tay bẩn nhất, bàn tay sạch nhất đã được rửa bằng xà phòng, bàn tay đã qua các chất khử trùng (nước rửa tay) và bàn tay đã chạm qua một chiếc laptop. Sau đó, giáo viên sẽ đem các lát bánh mì ấy vào túi Ziplock – một dạng túi nilon có khóa miệng – rồi cất khoảng 1 tháng để xem tình hình của chúng thế nào. Kết quả vô cùng kinh hãi: Cơ bản, chỉ có lát bánh mì nguyên vẹn và lát được chạm bằng bàn tay đã rửa qua xà phòng là không biến chất, còn lại đều nổi mốc xanh mốc vàng do sự phát triển của vi khuẩn. Trong đó, hình ảnh kinh khủng nhất nằm ở lát bánh mì cho tay trên laptop chạm vào. Điều đó cho thấy, laptop “lưu giữ” ổ vi khuẩn lớn như thế nào và người sử dụng cần phải vệ sinh bàn phím và rửa tay thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình.

Rửa tay không phải việc làm qua loa. Nó cần phải đúng để bảo vệ sức khỏe. "Nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi vì bệnh hay trong người cứ uể oải thì chỉ cần làm một việc duy nhất: Rửa tay! Hãy nhắc con bạn rửa tay hàng ngày ngay lập tức, cho dù có dùng các loại nước rửa tay cũng không thể làm sạch hoàn toàn được", chuyên gia Jaralee cảnh báo sau kết quả thí nghiệm.

Tính đến ngày 18/2, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế không có ca nghi ngờ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 và cũng không có ca bệnh xác định. Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch bệnh vẫn đang được cả hệ thống chính trị thực hiện quyết liệt trên nhiều lĩnh vực và trên nhiều nội dung. Trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, điều kiện vật tư y tế (nhất là các loại khẩu trang y tế) chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, thì việc rửa tay thường xuyên là một trong những biện pháp phòng dịch tích cực, hiệu quả. Và để nâng cao khả năng phòng bệnh tốt hơn cho trẻ, phụ huynh cần quyết liệt hơn nữa trong việc nhắc nhở trẻ rửa tay và thực hành hành vi này thường xuyên như một thói quen.

Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát

Ngày 7/11, Sở Y tế cho biết vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường phòng chống dịch trước, trong và sau các đợt mưa lũ đối với các đơn vị trực thuộc và 9 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố. Tinh thần chỉ đạo chú trọng việc không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng.

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát
Chủ động phòng dịch trong mùa tựu trường

Học sinh các trường bắt đầu bước vào năm học mới, cùng với thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà, bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Vì vậy, nâng cao nhận thức, phối hợp theo dõi, xử lý ca bệnh giữa trường học và y tế cơ sở đóng vai trò rất quan trọng.

Chủ động phòng dịch trong mùa tựu trường
Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Ngày 29/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho hay, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có hơn 500 ca sốt xuất huyết, trong đó 1 ca tử vong. Sốt xuất huyết (SXH) đã có ở các huyện, thị, thành phố, trong đó TP. Huế gần 340 ca bệnh, Quảng Điền hơn 50 ca, Hương Thủy gần 50 ca…

Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp
Phòng dịch bảo vệ đàn gia súc, gia cầm

Ngành nông nghiệp cùng với các địa phương, hộ chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống không để xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi gia súc, gia cầm (GSGC) theo tinh thần không chủ quan, lơ là sau lũ.

Phòng dịch bảo vệ đàn gia súc, gia cầm
Phòng dịch khi lũ rút

Trong và sau mưa lũ, Sở Y tế tổ chức họp trực tuyến nắm bắt tình hình, đồng thời chú trọng phòng, chống dịch ở Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền... Tại các cơ sở y tế vùng thấp trũng, việc xử lý môi trường, truyền thông cho người dân được thực hiện ngay khi nước rút…

Phòng dịch khi lũ rút

TIN MỚI

Return to top