ClockThứ Bảy, 30/10/2021 07:17

Định danh trên bản đồ y khoa thế giới - Bài 2: Cộng hưởng cùng “Giấc mơ Huế”

TTH - Bên cạnh hệ thống y tế cơ sở do Sở Y tế quản lý, ngành y tế còn có thêm nhiều lợi thế đặc biệt khi có Bệnh viện Trung ương Huế và Trường đại học Y – Dược Huế (Đại học Huế) đứng chân trên địa bàn. Kết nối vững từ thế kiềng 3 chân ấy, Thừa Thiên Huế hoàn toàn có thể tự tin với mục tiêu trở thành một trong những trung tâm y tế chuyên sâu khu vực Đông Nam Á vào năm 2030 và sẽ đạt tầm châu Á năm 2045.

Định danh trên bản đồ y khoa thế giới - Bài 1: Hướng đến thương hiệu quốc tế“Của hiếm” ngành y vùng cao

 

Kim chỉ nam

Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XIV) về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả nước, lĩnh vực y tế của tỉnh đã đạt được những kết quả nổi bật. Các thiết chế của trung tâm y tế chuyên sâu và mạng lưới y tế trong tỉnh được đầu tư, phát triển toàn diện. Hệ thống y tế toàn tỉnh đã phát huy hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, nhất là phòng, chống hiệu quả dịch bệnh trên địa bàn.

Đại hội lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định quyết tâm thực hiện thành công Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, huy động, tập trung mọi nguồn lực xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu. Cụ thể hóa các nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu trên, ngày 9/8/2021, Tỉnh ủy có Nghị quyết 08-NQ/TU về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Thừa Thiên Huế đặt ra 4 mục tiêu rất cụ thể, gồm: Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống y tế địa phương bảo đảm thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới. Xây dựng Bệnh viện Trung ương Huế là trung tâm y học chuyên sâu của cả nước, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn các bệnh viện tiên tiến khu vực Đông Nam Á, tiến tới đạt chuẩn quốc tế về y tế; Phát triển Trường đại học Y Dược Huế theo mô hình “Trường - Viện” cấp quốc gia và hướng tới đạt chuẩn quốc tế.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ. Ảnh: ĐỒNG VĂN

Kế thừa những lợi thế về y học cổ truyền của triều Nguyễn để lại, Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng và thành lập Thái Y viện Huế trên cơ sở Bệnh viện Y học cổ truyền. Hướng đến xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến về du lịch và chăm sóc sức khỏe cả bằng y học hiện đại và y học cổ truyền, đặc biệt là những bài thuốc cổ truyền của Thái Y viện triều Nguyễn.

Trong nỗ lực đưa y tế trở thành ngành kinh tế quan trọng, những năm qua Thừa Thiên Huế đã có rất nhiều đổi mới nhằm thu hút du khách đến Huế ở lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh. Tỉnh cũng đang dần hình thành khung y tế công nghệ cao, có khám chữa bệnh, một số dịch vụ cao cấp khác để mở ra các cơ sở y tế về thẩm mỹ, nghỉ dưỡng,… Tại Bệnh viện Trung ương Huế, với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, bệnh viện không chỉ tạo được nhiều điểm sáng về dịch vụ y tế, ứng dụng các kỹ thuật cao trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân, mà còn có nhiều bước đột phá về các dịch vụ tiện ích cho người bệnh, khách sạn bệnh viện…

Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Ảnh: ĐỒNG VĂN

Phải vững được thế “kiềng 3 chân”

Mở đầu câu chuyện về nhân lực trong mục tiêu trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của Thừa Thiên Huế, GS.TS. Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật tỉnh nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế đang có một “nguồn vốn rất quý” về nhân lực ngành y. Bằng chứng rõ nhất là hiện nay Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật tỉnh đang có hơn 20 hội chuyên ngành y, trong đó có một số hội hoạt động rất mạnh như: Tim mạch, Ngoại khoa, Nội tiết - Đái tháo đường, Sản phụ khoa, Ung thư, Điều dưỡng, Chấn thương chỉnh hình… Các hội đang tập hợp một lực lượng rất nhiều nhà khoa học về ngành y với các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ nội trú… Bên cạnh lực lượng đang công tác, trong các nhà khoa học này có nhiều nhà giáo ưu tú, thầy thuốc ưu tú, thầy thuốc Nhân dân đã về hưu, luôn sẵn sàng tiếp tục cống hiến. Tuy nhiên, vấn đề còn hạn chế ở chỗ là Thừa Thiên Huế vẫn chưa có sự quan tâm phù hợp cho đội ngũ các thầy thuốc Nhân dân, nhà giáo Nhân dân, hay tạo điều kiện để lực lượng này tiếp tục được làm việc, cống hiến. Trong khi, có nhiều địa phương khác thì lại chào đón và có những chính sách hỗ trợ rất cụ thể.

Vấn đề thứ hai được GS.TS. Trần Hữu Dàng bày tỏ tâm huyết là làm thế nào để hội tụ thế kiềng 3 chân, gồm: Bệnh viện Trung ương Huế, Trường đại học Y - Dược Huế và Sở Y tế hội tụ vững chắc dưới “ngôi nhà chung” Thừa Thiên Huế. “Sự hiện diện của các cơ quan Trung ương trên địa bàn là một lợi thế rất lớn để Thừa Thiên Huế tiến đến mục tiêu trở thành trung tâm y tế chuyên sâu. Nhưng để lợi thế đó được hiện thực hóa, giữa Tỉnh ủy, UBND tỉnh và những cơ quan này cần thường xuyên có những cuộc giao ban chung, hướng đến mục tiêu chung của Thừa Thiên Huế. Còn không, sẽ rất khó trở thành “Trung tâm y tế chuyên sâu” khi sự lớn mạnh của từng cơ quan ấy được sắp xếp đứng cạnh nhau, riêng biệt mà thiếu vai trò kết nối, lãnh đạo chung của Tỉnh ủy”, GS.TS. Trần Hữu Dàng nói.

Ở góc độ của Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật tỉnh, từ trước đến nay việc tập hợp lực lượng các nhà khoa học về chuyên ngành y học không có ranh giới hay sự phân biệt người giữa các cơ quan là địa phương hay trung ương đóng trên địa bàn.  Theo GS. Dàng, mỗi cơ quan đều có một thế mạnh riêng. Từ đó, Tỉnh ủy và UBND tỉnh sẽ có những gợi mở, đặt hàng, thậm chí giao trực tiếp các đề tài nghiên cứu khoa học, phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ chính trị của tỉnh về y tế. “Mỗi cơ quan có một đơn vị chủ quản khác nhau nhưng đều đang đứng chân hoạt động trên địa bàn tỉnh. Do đó, để có thể kết nối và củng cố thế chân kiềng này, quan trọng là phải có nhạc trưởng. Và vị nhạc trưởng ấy không ai khác chính là Tỉnh ủy. Chúng ta tin tưởng rằng, Tỉnh ủy sẽ tiếp tục là chiếc cầu nối vững chắc kết nối các “chân kiềng” này, để ngày Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm y tế chuyên sâu vươn tầm quốc tế không còn xa”, GS.TS. Trần Hữu Dàng bày tỏ.

Tháng 4/2021, tại diễn đàn “Gặp gỡ Huế - Hành trình xây dựng Giấc mơ Huế” được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ từng nhấn mạnh: “Huế đã từng sang trọng trong quá khứ và mọi người đều mong muốn Huế phải đẹp đẽ, lộng lẫy, giàu có trong hiện tại và tương lai. Đó cũng là mong muốn của những người dân Huế, người xa Huế, những người quan tâm và yêu Huế. Giấc mơ đó không có gì xa vời. Hãy cùng nhau đắp xây giấc mơ Huế. Một hành trình ước mơ đang mở ra với khát vọng Huế, tâm hồn Huế, trí tuệ Huế đang chờ đón mọi người”. Lan tỏa thông điệp đó, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh chia sẻ thêm: “Đối với các nhà khoa học, chúng tôi cũng mong rằng mỗi người sẽ có những việc làm cụ thể phù hợp với vai trò, khả năng của mình để đóng góp vào mục tiêu chung của tỉnh. Chẳng hạn như có thể làm đầu mối kết nối với nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước để tổ chức hội nghị khoa học mà Cố đô Huế là điểm hội tụ”.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

TIN MỚI

Return to top