ClockThứ Tư, 27/09/2017 14:53

Ngủ quá ít dẫn đến tăng cân ở trẻ em

TTH.VN - Những đứa trẻ ngủ không đủ giấc có nhiều khả năng bị thừa cân hoặc béo phì hơn những đứa trẻ ngủ đủ giấc, một nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch chỉ ra.

Béo phì gây nhiều hệ lụy về sức khỏe cho trẻ

Các nhà nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu 368 trẻ em từ 2 đến 6 tuổi có nguy cơ bị thừa cân do số trẻ này được sinh ra với mức cân nặng cao, có bố mẹ nặng cân hoặc sinh ra trong gia đình có mức thu nhập thấp.

Khi bắt đầu nghiên cứu, cha mẹ các em được yêu cầu ghi sổ nhật ký ngủ cho con của họ trong 7 ngày, trong đó có ghi chú cụ thể về thời gian trẻ nghỉ ngơi; trẻ ngủ trưa hay không, ngủ suốt đêm, khó ngủ hay thức dậy trong đêm hoặc có những vấn đề khác về giấc ngủ. Cha mẹ cũng phải hoàn thành nhật ký các loại thức ăn của con mình.

Ngủ ít có thể dẫn đến thừa cân

Kết quả nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ ngủ ít nhất trong giấc ngủ ban đêm có nhiều khả năng bị thừa cân trong suốt gần một năm rưỡi sau đó. Trẻ em bị thừa cân cũng có nhiều khả năng tiêu thụ nhiều thức ăn và đồ uống có đường.

Trưởng nhóm nghiên cứu - Anna Rangan thuộc Đại học Sydney cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trẻ em có sự thay đổi về giấc ngủ cao nhất đã tiêu thụ số lượng đường và đồ uống bổ sung đường cao hơn nhưng số lượng trái cây và rau củ ít thấp so với trẻ có sự thay đổi giấc ngủ thấp hay giấc ngủ ổn định”.

“Điều này cho thấy rằng trẻ em có thời gian ngủ đúng giờ giấc hoặc thời gian biểu ngủ tốt hơn thì có chất lượng chế độ ăn uống tốt hơn những trẻ có thói quen ngủ không đúng giờ giấc”.

Vào lúc 2 tuổi, trẻ cần ngủ từ 11 đến 14 giờ trong ngày, bao gồm cả giấc ngủ ngắn, theo hướng dẫn của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ. Từ 3 đến 5 tuổi, trẻ em cần ngủ từ 10 đến 13 giờ bao gồm cả giấc ngủ ngắn, và bắt đầu từ 6 tuổi các bác sĩ khuyên nên ngủ 9 đến 12 giờ.

Vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu, trẻ em có trung bình 10,7 giờ ngủ vào ban đêm và thời gian này dao động từ 8,8 giờ đến 12,5 giờ. Nghiên cứu cho thấy trẻ em ngủ trung bình 10,7 giờ có tăng cân đáng kể so với trẻ nhỏ ngủ ít hơn 10,4 giờ.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, những đứa trẻ ngủ ít hơn có nhiều khả năng là do gặp khó khăn khi ngủ và ngủ tại giường với bố mẹ vào ban đêm.

James Gangwisch, nhà nghiên cứu tâm lý học thuộc Đại học Columbia, New York cho hay: “Một chế độ ăn uống kém, hoạt động thể dục không đầy đủ và thừa cân cũng có thể góp phần “làm quấy rầy” giấc ngủ”.

Thời gian biểu cho giấc ngủ của trẻ

Stacey Simon, nhà tâm lý học về giấc ngủ dành cho trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng Colorado và Đại học y khoa Colorado Anschutz ở Aurora cho biết: “Cha mẹ có thể giúp trẻ ngủ nhiều hơn bằng cách lập một thời gian biểu ngủ đều đặn ngay cả vào cuối tuần và ngày lễ, tạo ra một thói quen ngủ yên tĩnh và loại bỏ các thiết bị điện tử khỏi phòng ngủ”

Simon nói thêm: “Dạy trẻ rằng giấc ngủ là một ưu tiên hàng đầu và quan trọng là hãy dành đủ thời gian để trẻ có được giấc ngủ đầy đủ, đặc biệt ngay cả khi trẻ lớn lên và trở nên độc lập hơn”.

“Cùng với cân nặng, chúng ta biết rằng giấc ngủ không đủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi, tâm trạng và nhận thức của trẻ. Vì vậy, việc ngủ đúng là vô cùng quan trọng”, Simon lưu ý.

Ngọc Hà (dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
WHO báo động khi 1/3 trẻ em ở châu Âu bị thừa cân hoặc béo phì

Một báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về mức độ béo phì ở châu Âu vừa được công bố hôm qua (10/5) cho thấy khoảng 1/3 số trẻ em ở độ tuổi tiểu học ở châu lục này đang sống chung với bệnh béo phì hoặc thừa cân, và ước tính con số này sẽ còn tăng cao hơn nữa.

WHO báo động khi 1 3 trẻ em ở châu Âu bị thừa cân hoặc béo phì

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top