ClockThứ Năm, 23/03/2023 08:01

Bộ Y tế đề nghị tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương vừa ký văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng lây nhiễm liên cầu lợn sang ngườiCOVID-19 là bài học kinh nghiệm cho đại dịch tiếp theo

leftcenterrightdel
 Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại Hà Nội. Ảnh tư liệu: TTXVN

Theo Bộ Y tế, tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu hiện nay được dự báo vẫn diễn biến khó lường. COVID-19 hiện vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát với các biến thể mới, nhất là khi các quốc gia nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch; thực hiện chính sách mở cửa để phát triển kinh tế xã hội, giao thương, du lịch.

Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tiếp tục xuất hiện và lây lan như bệnh Marburg tại khu vực châu Phi; cúm A(H5N1)... Các tác nhân gây bệnh, chủng virus cúm liên tục biến đổi làm giảm khả năng bảo vệ của vaccine, tiềm ẩn nguy cơ đại dịch.

Trong nước, dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác cơ bản vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên nguy cơ xâm nhập, lây lan của các tác nhân gây bệnh luôn tiềm ẩn, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao. Một số bệnh truyền nhiễm lưu hành như tay chân miệng, sốt xuất huyết..., bệnh truyền nhiễm dự phòng bằng vaccine cũng có nguy cơ gia tăng số mắc.

Nhằm làm giảm số mắc, tử vong do các bệnh truyền nhiễm, hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là dịch COVID-19.

Cụ thể, Sở Y tế các địa phương cần chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra; tăng cường công tác kiểm dịch y tế, theo dõi, giám sát tại cửa khẩu, cộng đồng và trong các cơ sở y tế để phát hiện sớm, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch; đảm bảo công tác thu dung, điều trị, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong.

Các địa phương thực hiện hiệu quả chương trình tiêm chủng mở rộng, thúc đẩy công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, đặc biệt cho nhóm từ 12 đến dưới 18 tuổi, nhóm nguy cơ cao và trẻ em; phối hợp với các ngành liên quan thực hiện tốt giải pháp đảm bảo thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế trong phòng, chống, điều trị dịch bệnh truyền nhiễm.

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Sở Y tế và các cơ quan truyền thông trên địa bàn chủ động triển khai hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; tiêm chủng vaccine để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong phòng, chống dịch. Các địa phương cũng chỉ đạo việc triển khai thanh, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Tại Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; bố trí kinh phí, bảo đảm nguồn lực và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác phòng, chống dịch.

Ngành y tế các địa phương tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; thúc đẩy nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động y tế dự phòng và y tế cơ sở, nhất là tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, biên giới, hải đảo...

Theo TTXVN/Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện

Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng lưới điện; xây dựng mới, sửa chữa lưới điện đạt chuẩn tại các địa phương đang xây dựng nông thôn mới (NTM)… sẽ góp phần phát huy các lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

TIN MỚI

Return to top