ClockThứ Năm, 11/03/2021 10:08

Tiếp nhận 30 triệu liều vaccine của AstraZeneca theo nguyên tắc phi lợi nhuận

Tổ công tác liên Bộ Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Công an thống nhất trình Thủ tướng xem xét và quyết định tiếp nhận 30 triệu liều vaccine Astra Zeneca theo nguyên tắc phi lợi nhuận.

Giấy thông hành thời COVID-19Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tiêm vắc- xinSáng 5/3, bắt đầu tuyển tình nguyện viên thử nghiệm vắc xin 'Made in Vietnam' thứ 2Phân phối vắc xin COVID-19 bảo đảm kịp thời, minh bạch

Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam, chiều 10/3, Tổ công tác liên bộ gồm đại diện lãnh đạo các Bộ: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Công an đã họp thảo luận về việc tiếp nhận 30 triệu liều vaccine phòng COVID-19 mà Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC) đặt mua của AstraZeneca để cung ứng cho Việt Nam, trong đó bao gồm 117.600 liều đang được triển khai tiêm chủng cho lực lượng trên tuyến đầu chống dịch tại 13 tỉnh và thành phố.

(Ảnh minh họa: Reuters)

Tổ công tác liên bộ thống nhất trình Thủ tướng xem xét và quyết định tiếp nhận toàn bộ 30 triệu liều vaccine này theo nguyên tắc phi lợi nhuận, giá chuyển nhượng ngang bằng với giá mà VNVC mua của AstraZeneca cùng các chi phí khác như thuế VAT, bảo hiểm, vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản… Toàn bộ chi phí đã phát sinh trước thời điểm chuyển giao do VNVC tự chi trả.

Các thành viên tổ đàm phán đánh giá cao nỗ lực của VNVC trong việc phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tìm kiếm nguồn cung, đàm phán với đối tác AstraZeneca, đặt mua vaccine, chấp nhận rủi ro đặt cọc 30 triệu USD trong thời điểm vẫn đang thử nghiệm lâm sàng. Bên cạnh đó, VNVC còn tích cực phối hợp cùng Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia triển khai tiêm chủng 117.600 liều đầu tiên theo Kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 của Bộ Y tế được ban hành kèm Quyết định số 1467/QĐ-BYT. Việt Nam là nước thứ hai trong khu Đông Nam Á triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca.

Theo Bộ Y tế, cho đến nay các nguồn cung ứng vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam bao gồm:

Theo thông báo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF), ngày 25/3/2021 lô vaccine đầu tiên từ nguồn COVAX Facility với 1,37 triệu liều vaccine của AstraZeneca trong cam kết hỗ trợ 30 triệu liều sẽ về đến Việt Nam. Lô tiếp theo với 2,8 triệu liều sẽ tiếp tục về Việt Nam ngày 25/4/2021. Như vậy, đến hết tháng 4/2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận 4,17 triệu liều vaccine phòng COVID-19 từ COVAX Facility. Khoảng 25,9 triệu liều vaccine còn lại trong cam kết hỗ trợ của COVAX Facility dự kiến được chuyển về Việt Nam trong thời gian từ tháng 8-11/2021.

Vaccine AstraZeneca thông qua Công ty VNVC cung ứng: VNVC là một trong 3 tổ chức được AstraZeneca đồng ý cung cấp vaccine tại Việt Nam, cùng với COVAX Facility và UNICEF. VNVC chuyển giao vaccine mua được từ AstraZeneca cho Bộ Y tế theo cơ chế phi lợi nhuận. Cuối tháng 02/2021, 117.600 liều vaccine của hãng AstraZeneca do SK Bio Hàn Quốc sản xuất đã về đến Việt Nam và được triển khai tiêm chủng từ ngày 08/3/2021. Dự kiến, các đợt vaccine tiếp theo với tổng số 29,87 triệu liều sẽ về đến Việt Nam vào tháng 4 (1,48 triệu liều), tháng 5 (2,76 triệu liều), tháng 6 (5,04 triệu liều), tháng 7 (7,32 triệu liều) và tháng 8 (13,27 triệu liều).

Để có nguồn cung ứng vaccine với mục tiêu đảm bảo bao phủ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho người dân Việt Nam, sớm chủ động đẩy lùi đại dịch, Bộ Y tế đã và đang tiếp tục đàm phán với các nhà sản xuất vaccine như Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, Gamaleya (Sputnik V) để có thể tiếp cận với tất cả các nguồn cung ứng vaccine nhằm triển khai nhanh nhất việc mở rộng phạm vi sử dụng vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam.

Bộ Y tế đồng thời khuyến khích tất cả các doanh nghiệp có đủ điều kiện, tiếp cận, đàm phán với các đối tác cung cấp vaccine phòng COVID-19 khác trên thế giới để nhập khẩu vaccine về sử dụng trong nước theo tinh thần Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng

Giáo sư kinh tế, người đứng đầu Cục Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và Diễn đàn Đông Á tại Trường Chính sách Công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia Peter Drysdale cho biết, trong thời điểm các nguyên tắc đa phương đang dần xa rời và chịu áp lực phân mảnh nền kinh tế toàn cầu, thách thức đối với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là phải kiên định với các nguyên tắc nền tảng của APEC và đẩy lùi các xu hướng làm suy yếu tiềm năng phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
Return to top