ClockChủ Nhật, 24/06/2018 14:52

ADB: Du lịch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các đảo quốc Thái Bình Dương

TTH.VN - Theo nhận định của các chuyên gia, du lịch sẽ là một trong những động lực quan trọng nhất hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Thái Bình Dương trong thập kỷ tới.

PATA: Du lịch Mekong tăng trưởng 13%Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng đón 40 triệu khách du lịch trong năm 2018New Zealand sắp áp thuế đối với du khách quốc tếNgành du lịch ở khu vực Caribbean tổn thất hàng tỷ USD do mưa bão15 triệu USD Singapore chi cho thượng đỉnh Trump - Kim là đáng giá

Ngành du lịch tại các đảo quốc Thái Bình Dương sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh. Ảnh: ADB

Vấn đề này được thể hiện rõ nhất khi nhu cầu về du lịch trải nghiệm đang ngày càng phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt là tại các đảo quốc Thái Bình Dương. Nhờ vào đà phát triển như hiện nay, nhiều đảo quốc đã và đang đang chứng kiến sự phát triển cả về kinh tế và xã hội.

Là nguồn cung chính tạo nên việc làm và thu nhập ở các đảo quốc, du lịch hiện đang được nhìn nhận là yếu tố then chốt hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở khu vực này. Do đó, phát triển du lịch lớn mạnh tại đây được đánh giá là một trong số những biện pháp và định hướng đúng đắn để Thái Bình Dương hướng đến đạt được mục tiêu tăng trưởng an ninh kinh tế như: mở rộng cải cách cơ sở hạ tầng, nâng cao cơ hội và chất lượng việc làm cho người lao động.

Nhận thấy tầm quan trọng của tiến trình phát triển du lịch tại các quốc đảo, vừa qua Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã phát hành một bài báo có tên: “Du lịch là bánh xe tăng trưởng ở Thái Bình Dương”, trong đó tập trung đề cập đến tầm quan trọng và sự cần thiết phải thúc đẩy phát triển du lịch tại khu vực này nhằm đạt được nhiều lợi ích tốt đẹp.

Theo đó, mục đích chính của bài báo là làm nổi bật các xu hướng và cơ hội thúc đẩy tăng trưởng du lịch, cũng như vạch ra những thách thức cần được giải quyết. Cùng lúc, ADB cũng kêu gọi cải cách cơ sở hạ tầng và tạo ra các chiến lược du lịch cụ thể, khả thi có khả năng kết hợp tốt với các kế hoạch phát triển hiện có của quốc gia.

Bằng cách xác định những thách thức và cơ hội đổi mới, ADB hi vọng bài báo sẽ giúp các đảo quốc Thái Bình Dương lên kế hoạch và thực hiện tốt các chiến lược để nắm bắt và tối đa hóa lợi ích của du lịch, từ đó tiến đến phát triển du lịch bền vững trong tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top