Thế giới Thế giới
AFP: Tổng thống Obama ca ngợi việc "tăng cường quan hệ" Hoa Kỳ - Việt Nam
TTH.VN - Tổng thống Mỹ Barack Obama ca ngợi việc "tăng cường mối quan hệ" giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vào lúc bắt đầu chuyến thăm mang tính bước ngoặt hôm nay (23/5), khi những cựu thù thời chiến đang làm sâu sắc thêm các liên kết thương mại và chia sẻ mối quan tâm về những hành động của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp, AFP vừa đưa tin sáng nay.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) bắt tay với Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang trong chuyến thăm Phủ Chủ tịch ở Hà Nội sáng 23/5/2016. Ảnh: Reuters
Chuyến công du đến quốc gia năng động và phát triển nhanh chóng ở Đông Nam Á này là chuyến đi đầu tiên của Tổng thống Obama và cũng là chuyến thăm thứ 3 của một tổng thống đương nhiêm Mỹ kể từ cuối chiến sự năm 1975.
"Chúng tôi đến đây như một biểu tượng của việc tăng cường quan hệ mà chúng tôi đã thực hiện trong vài thập kỷ qua", Tổng thống Obama khẳng định với Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội trong buổi gặp đầu tiên trước một loạt các cuộc họp với các lãnh đạo cấp cao của Chính phủ Việt Nam.
Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết, ông hy vọng chuyến thăm 3 ngày của ông sẽ chứng minh cho nhân dân Việt Nam thấy "sự ấm áp và tình bằng hữu" tồn tại giữa hai nước.
Theo đánh giá của các nhà phân tích, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trải qua một sự thay đổi hoàn toàn đáng kinh ngạc trong mối quan hệ từ những cựu thù thời chiến để trở thành các đồng minh trong khu vực.
Trong một hành động mang tính biểu tượng cho sự thay đổi đó, 2 nhà lãnh đạo của Việt Nam và Hoa Kỳ có cái bắt tay đầy ý nghĩa trước bức tượng bán thân lớn Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trước đó, khi đoàn xe của Tổng thống Obama chạy qua thành phố sáng nay (23/5), hàng ngàn người dân đã đứng xếp hàng trên các tuyến phố Hà Nội, cầm trên tay nhiều điện thoại thông minh để chụp hình.
"Tôi thích Obama vì ông ấy có vẻ ôn hòa", Nguyễn Toàn Thắng, một nhân viên văn phòng, nói với AFP. "Đây có lẽ là cơ hội một lần trong đời của tôi để thấy một Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam".
Theo lịch trình, Tổng thống Obama cũng sẽ hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhưng cuộc gặp mặt đối mặt được cho là quan trọng nhất là cuộc gặp với Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, sẽ diễn ra vào chiều nay.
Chia sẻ mối quan tâm chung
Cả hai quốc gia từ lâu đã thúc đẩy mối quan hệ thương mại chặt chẽ hơn, khi Mỹ hy vọng sẽ khai thác vào sự giàu có của tầng lớp trung lưu đang ngày càng nở rộ Việt Nam. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Hà Nội mong muốn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh để ngăn chặn các mối đe dọa từ phía đối lập, AFP cho biết.
Tuy nhiên, cả Washington và Hà Nội cùng chia sẻ những mục tiêu an ninh chung, nhất là khi Bắc Kinh đang tiếp tục thể hiện sức mạnh của mình trong vùng biển chiến lược đang có tranh chấp ở Biển Đông mà Việt Nam cũng tuyên bố quyền sở hữu trên hòn đảo chính và các rạn san hô.
Chính quyền Obama xem chuyến đi tuần này như một cơ hội để đẩy mối quan hệ tiến xa hơn nữa trong giai đoạn tái lập quan hệ, khi Việt Nam giờ đây là một cầu nối quan trọng trong chiến lược xoay trục sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, vốn rất được khen ngợi.
Một trọng tâm đàm phán sẽ là việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ, vết tích cuối cùng của cuộc chiến tranh kéo dài hàng thập kỷ giữa hai quốc gia.
Những người ủng hộ cho rằng, việc dỡ bỏ cấm vận là rất quan trọng để giúp Việt Nam cải thiện tuyến phòng thủ ven biển và tăng cường các trang thiết bị quân sự chủ yếu có nguồn gốc từ Nga đã lỗi thời.
Hướng tới tương lai
Theo AFP, thương mại sẽ chiếm ưu thế trong suốt chuyến đi, khi Tổng thống Obama sẽ dành nhiều quan tâm đến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, trong đó có việc cắt giảm thuế quan đối với nhiều mặt hàng.
Chiều ngày mai (24/5), Tổng thống Obama sẽ bay vào thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm thương mại thịnh vượng của đất nước, 4 thập kỷ sau khi quân đội Mỹ rút lui. Ở đó, người đứng đầu Nhà Trắng sẽ gặp gỡ các doanh nhân công nghệ cao và có cuộc trò chuyện với một số thanh niên Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, cả 2 nước đã tuyên bố hợp tác để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam – quốc gia đặc biệt dễ bị ngập lụt và xâm nhập mặn.
Chuyến thăm diễn ra trong thời điểm khi mà nước Mỹ đang dành được sự yêu mến trong lòng người dân Việt Nam.
Một cuộc thăm dò năm ngoái của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy, 78% người dân Việt Nam có quan điểm khá thiện chí với Mỹ, đứng thứ ba ở châu Á, chỉ sau Philippines và Hàn Quốc, và tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở những người trẻ tuổi.
Giống như hầu hết thanh niên Việt Nam, anh Đoàn Quang Vinh, 25 tuổi, đến từ Hà Nội, đã ra đời lâu sau chiến tranh, nói với AFP rằng: "Đối với tôi, cuộc chiến tranh Mỹ - Việt Nam là vấn đề của quá khứ, và mặc dù chúng ta không được quên quá khứ, nhưng chúng ta cũng không nên dừng lại ở đó. Chúng ta nên nhìn vào tương lai!".
Tố Quyên (Lược dịch từ AFP, Reuters & CNA)
- Nga coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (02/03)
- 60% dân chúng Mỹ ủng hộ Tổng thống Joe Biden (02/03)
- WHO: Lần đầu tiên trong 7 tuần, số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng trở lại (02/03)
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á (01/03)
- Iran từ chối đàm phán với Mỹ và EU (01/03)
- Tỉ phú Bill Gates: Mỹ sẽ trở lại cuộc sống bình thường vào mùa thu năm nay (01/03)
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia (01/03)
- Thủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19 (01/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược