ClockThứ Hai, 07/05/2018 21:11

ASEAN: Còn nhiều thách thức khi hướng đến nền kinh tế kỹ thuật số

TTH - Straitstimes ngày 7/5 trích dẫn một báo cáo của Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) cho rằng, các nền kinh tế ASEAN vẫn còn nhiều thách thức trước khi có thể nắm lấy nền kinh tế kỹ thuật số. Tuy nhiên, nếu có thể thực hiện thành công, khu vực này có thể gặt hái được những lợi ích đáng kể.

ASEAN hướng đến thực hiện tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp QuốcASEAN-EU thúc đẩy hợp tác an ninh truyền thống và phi truyền thốngASEAN trong kỳ vọng của thế giới

Robot hướng dẫn tự động được sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Mongkutwattana ở Bangkok, Thái Lan để tiết kiệm chi phí tuyển dụng và giải quyết tình trạng thiếu nhân viên. Ảnh: EPA-EFE

Cũng theo MAS, trong các nền kinh tế ASEAN, lĩnh vực ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) đang phát triển nhanh và chiếm khoảng 3% tổng giá trị gia tăng trong khu vực hiện nay, trong đó mức tăng đáng chú ý nhất là ở Indonesia, Malaysia và Singapore.

Thị trường thương mại điện tử ở các nước ASEAN-6 (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) trị giá hơn 5 tỷ USD vào năm 2015 nhưng dự kiến ​​đến năm 2025, con số này sẽ tăng lên 90 tỷ USD. Theo đó, việc chuyển đổi kỹ thuật số sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nền kinh tế ASEAN.

Nhiều lợi ích

Thực tế, việc chuyển đổi kỹ thuật số đã tác động lớn đến nền kinh tế của khu vực. ICT cũng đóng vai trò trung tâm trong việc mở rộng khả năng tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ ở các vùng chưa được phục vụ. Hơn nữa, công nghệ thông tin và truyền thông số hóa được nối mạng cho phép các hoạt động kinh tế hiện đại phát triển linh hoạt và thông minh hơn.

Một điểm cộng nữa là bằng cách truyền tải công nghệ thông tin vào lĩnh vực sản xuất, nhiều quốc gia và doanh nghiệp nắm bắt được công nghệ kỹ thuật số có thể nhanh chóng dịch chuyển chuỗi giá trị, từ đó giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Ví dụ, tập đoàn Samsung đã thiết lập các cơ sở sản xuất tại Việt Nam để tận dụng nguồn nhân lực được đào tạo và các chi phí liên quan ở mức thấp hơn.

Những thách thức cần giải quyết

Mặc dù nhiều nước ASEAN đang được hưởng lợi từ sự chuyển đổi kỹ thuật số này, nhưng sự hiểu biết về nền kinh tế kỹ thuật số vẫn là một thách thức vì tính phức tạp của nó. Chuyển đổi kỹ thuật số không chỉ về các nền tảng dữ liệu và kỹ thuật số quy mô lớn mà còn ở cách thức sử dụng các công nghệ tiên tiến này để tối đa hóa cơ hội đổi mới, mô hình và quy trình kinh doanh mới cũng như các sản phẩm và dịch vụ thông minh. Hơn nữa, nền kinh tế kỹ thuật số cho phép các doanh nghiệp trong khu vực di chuyển ra khỏi địa phương và hội nhập toàn cầu, phù hợp với xu hướng dài hạn hướng tới tự do hóa thị trường và giảm rào cản thương mại.

Tuy nhiên, do khoảng cách về khả năng kỹ thuật số và sự khác biệt về các điều luật cũng như cơ sở hạ tầng ở các nước ASEAN, không phải tất cả các quốc gia đều có thể tận dụng đầy đủ các lợi ích do nền kinh tế kỹ thuật số mang lại. Đôi khi, người dân ở các nước không thể truy cập vào tài khoản trực tuyến cơ bản, có thể là do thiếu thiết bị kỹ thuật số, hình thức nhận dạng được quốc gia chấp nhận hoặc do rào cản kinh tế xã hội. Các vấn đề liên quan đến sự riêng tư và tính minh bạch cũng cần được giải quyết khi việc chuyển đổi kỹ thuật số của các nước ASEAN ngày càng gia tăng.

Báo cáo của MAS cho rằng, phần lớn các nước ASEAN vẫn còn trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, từ đó kỳ vọng rằng nếu các yếu tố và chính sách phù hợp được đưa ra, với một môi trường pháp lý hỗ trợ, cộng với việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng ICT và áp dụng CNTT trong các doanh nghiệp, khu vực này sẽ có thể thu được lợi nhuận đáng kể và có bước tiến nhảy vọt.

Tố Quyên

(Lược dịch từ Straitstimes & The Nation)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top