Thế giới

Australia thử nghiệm thuốc xịt mũi ngừa COVID-19

ClockThứ Bảy, 25/12/2021 17:20
TTH.VN - Các nhà nghiên cứu y sinh do một nhóm chuyên gia người Australia dẫn đầu đang tiến hành các thử nghiệm để đánh giá tính hiệu quả của thuốc xịt mũi heparin - thường được sử dụng để chống đông máu, trong việc bảo vệ chống lại COVID-19.

Nga dự kiến xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt mũiCOVID-19: Australia sẽ tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi từ tháng 1/2022

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Australia. Ảnh: Reuters

Các nhà khoa học từ Đại học Melbourne và Đại học Monash (Australia), phối hợp với Đại học Oxford (Anh), tin rằng heparin chống đông máu có thể vô hiệu hóa các loại protein gai của virus SARS-CoV-2, vốn là cách virus xâm nhập vào tế bào vật chủ và lây lan bệnh tật, một bài báo đăng trên trang web của Đại học Melbourne hôm 23/12 nêu rõ.

Heparin có nhiều ưu điểm thực tế là giá thành rẻ, có cách sử dụng đơn giản và vẫn hoạt động ổn định khi được lưu giữ và bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Giáo sư Gary Anderson, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Phổi tại Đại học Melbourne, cho biết loại thuốc xịt này rất dễ sử dụng chỉ với hai lần xịt vào mỗi bên mũi, 3 lần/ngày.

Như vậy, nếu các nghiên cứu chứng minh được tính hiệu quả của thuốc xịt mũi heparin trong việc ngăn ngừa sự lây nhiễm COVID-19 thì đây sẽ là một phương án lý tưởng, bên cạnh vaccine, để bảo vệ các nhóm dân số dễ bị tổn thương như người già, phụ nữ có thai và những người có hệ miễn dịch kém, cũng như các nhân viên y tế tuyến đầu.

Giải thích về cơ chế hoạt động của loại thuốc này, Giáo sư Anderson cho biết ban đầu virus SARS-CoV-2 tấn công các tế bào trong mũi bằng cách liên kết với chất heparan sulfate trên bề mặt của các tế bào mũi. Do đó, thuốc xịt heparin với cấu trúc tương tự heparan sulfate, sẽ “hoạt động như một mồi nhử và có thể nhanh chóng quấn quanh protein gai như một con trăn bao bọc quanh con mồi”. Đặc biệt,  thuốc xịt mũi này được cho là hoạt động hiệu quả với tất cả biến thể hiện nay của virus SARS-CoV-2, trong đó có Omicron.

“Điều cần thiết là chúng tôi phải kiểm tra hiệu quả thực tế của heparin trong một thử nghiệm lâm sàng đối chứng giả dược, với phương pháp “mù đôi” (một cách để kiểm tra lại các cuộc thí nghiệm y học nhằm bảo đảm cả các nhà nghiên cứu dược chất cũng như người được thử nghiệm đều không biết thuốc mình đang sử dụng là thật hay giả, nhằm loại trừ những sai lầm từ cả phía người làm thí nghiệm và nhóm được thí nghiệm), được thiết kế nghiêm ngặt, vì điều này sẽ cung cấp các bằng chứng xác thực”, Giáo sư Anderson nói.

Theo Straitstimes, thử nghiệm lâm sàng heparin sẽ được tổ chức tại Bệnh viện phía Bắc ở Melbourne, sử dụng một nền tảng theo dõi và điều trị sáng tạo, cho phép các nhà nghiên cứu truy cập và điều trị từ xa cho bệnh nhân trong vòng 24 giờ kể từ khi chẩn đoán. Được biết, nghiên cứu kéo dài 6 tháng và sẽ bắt đầu vào tháng 2/2022.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhập cư cao kỷ lục, Australia bắt đầu thắt chặt thị thực với du học sinh

Australia sẽ bắt đầu thực thi các quy định chặt chẽ hơn về thị thực đối với sinh viên nước ngoài từ cuối tuần này, khi dữ liệu chính thức cho thấy lượng người di cư đến Australia đã đạt mức cao kỷ lục mới, điều này được cho là có thể làm trầm trọng thêm thị trường nhà cho thuê vốn đã căng thẳng của Australia.

Nhập cư cao kỷ lục, Australia bắt đầu thắt chặt thị thực với du học sinh
Oxford Economics dự báo Australia sẽ bỏ lỡ mục tiêu khí hậu năm 2030

Hãng dự báo và phân tích tình hình kinh tế Oxford Economics cho biết, lượng khí thải carbon của Australia không giảm đủ nhanh để đạt được mục tiêu khí hậu vào năm 2030, trong bối cảnh việc triển khai năng lượng tái tạo mất nhiều thời gian hơn so với dự đoán ban đầu.

Oxford Economics dự báo Australia sẽ bỏ lỡ mục tiêu khí hậu năm 2030
Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Return to top