ClockThứ Hai, 27/09/2010 10:40

Chơi gì kỳ dzậy?

TTH - Báo Thừa Thiên Huế số 4859 (thứ bảy 17-7-2010) đăng bài viết với cái tít “Từ tấm bia cổ được phát hiện ở Đà Nẵng, nghĩ về tấm bia trong khuôn viên Đàn Nam Giao” của tác giả Thượng Bích. (Bài viết cũng được đăng tải tại trang thông tin điện tử Báo Thừa Thiên Huế tại địa chỉ www.baothuathienhue.vn)

Bài báo phản ánh về sự hiện diện của một tấm bia đá trong khuôn viên di tích Đàn Nam Giao mà theo khảo tả của tác giả là (tấm bia) nằm “cách chân tầng phương đàn thứ nhất chừng ít mét, ở mé đông bắc, dựa vào một gốc thông. Bia bằng đá sa thạch, hai góc vát thẳng từ trên xuống, dày chừng 10 cm, rộng chừng 35cm, và cao chừng 50cm. Mặt sau để mộc, mặt trước, phía trên khắc hoa văn như hình đám mây và mặt nhật (hoặc mặt nguyệt (?). Mặt bia có khắc 3 dòng Hán tự theo chiều từ trên xuống. Dòng giữa khắc chữ cỡ lớn, hai dòng bên chữ nhỏ hơn; nhiều nét đã bị mờ nhưng nếu được lau chùi sạch vẫn có thể đọc được.”

Tấm bia bị vỡ

Đáng buồn là, trước lễ Tế Giao tại Festival Huế 2010, tấm bia vẫn còn nguyên vẹn. Nhưng sau lễ, người ta thấy nó đã bị vỡ làm 2 mảnh (!)
 
Tấm bia có ý nghĩa gì với di tích Đàn Nam Giao hay không? Nếu có thì tại sao lại không được dựng tử tế mà lại chỉ được dựa vào gốc cây thông một cách tạm bợ như thế? Và tại sao bia lại bị vỡ?... Tác giả nêu những mối băn khoăn và mong chờ một sự giải thích từ cơ quan chuyên môn. Vậy nhưng, chờ hoài vẫn không thấy hồi âm đâu.
 
Tôi tẩn mẩn ghé thăm Đàn Nam Giao và tìm đến “tọa độ” đặt tấm bia, thấy người ta đã đem tấm bia… “thủ tiêu” đâu mất. Tại vị trí ấy, chỉ còn một vết lõm trên mặt đất- chỗ chân bia, và một vết mòn vẹt trên gốc cây thông, chỗ đầu bia gối vào. Báo nêu, cơ quan quản lý “kiểm tra” rồi…bế mạc luôn. Không cần trả lời trả vốn lôi thôi. Đúng là… khỏe! “Chơi gì kỳ dzậy (?!!)” - Chợt nhớ đến câu cửa miệng của mấy người bạn miền Nam khi đối diện với lối hành xử như vậy.
 
Hiền An
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế

Dù đã nhận tiền đền bù, bố trí lô đất tái định cư, nhưng ông, bà Nguyễn Thế Cường và Trần Thị Thu Hương vẫn không chịu bàn giao mặt bằng cho Nhà nước và chiếm dụng đất công trong nhiều năm tại số 24 An Dương Vương (phường An Cựu, TP. Huế).

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế
Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn

Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 được khai mạc tối 27/4 và kéo dài đến 1/5 tại công viên Thương Bạc, TP. Huế. Hoạt động này nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, do UBND TP. Huế phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và các đơn vị khác tổ chức.

Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn
Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ

Về nguyên tắc, biển tên công trình nào thì phải đặt ngay công trình đó. Không thể lắp đặt biển tên ở một công trình đứng trước để chỉ tên một công trình đứng sau. Logic thông thường một cách trực quan, người đọc sẽ hiểu biển tên đó dành cho công trình phía trước, chứ ai hiểu là dành cho công trình phía sau.

Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ
Để sông Hương mãi xanh

Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.

Để sông Hương mãi xanh
Return to top