ClockThứ Sáu, 04/05/2018 08:32

Hai em nhỏ cần sự hỗ trợ để tiếp bước tới trường

TTH - Song, ước mơ bình dị ấy vẫn không đến được với họ. Sau lần sinh Hoàng Văn Thuận, chị Hoàng Thị Thảo vợ anh Đức trở nên ít nói, hay thẫn thờ, bỏ bê công việc. Hai năm sau, chị sinh thêm Hoàng Văn Tài thì bệnh thần kinh phát rõ.

Hai cháu Thuận và Tài

Vẫn được sống chung với ba mẹ, nhưng hai anh em Hoàng Văn Thuận, học sinh lớp 4/2 và Hoàng Văn Tài, học sinh lớp 2/1 Trường tiểu học Tân Mỹ (Phong Điền) phải gánh chịu rất nhiều thiệt thòi. Mẹ các em mắc bệnh tâm thần ngày càng nặng, đi lang thang ngoài đường suốt ngày.

Năm 2007, người dân thôn Tân Mỹ, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền hết lời chúc mừng anh Hoàng Văn Đức vì kết hôn được với người con gái xinh xắn, ngoan hiền lại khỏe mạnh cùng làng. Cũng như bao đôi vợ chồng trẻ khác ở làng quê nghèo, họ tự tin sẵn có ruộng nương, chỉ cần chăm chỉ là ổn định để phát triển cuộc sống.

Song, ước mơ bình dị ấy vẫn không đến được với họ. Sau lần sinh Hoàng Văn Thuận, chị Hoàng Thị Thảo vợ anh Đức trở nên ít nói, hay thẫn thờ, bỏ bê công việc. Hai năm sau, chị sinh thêm Hoàng Văn Tài thì bệnh thần kinh phát rõ.

Một mình anh Đức vừa cứu chữa bệnh cho vợ, vừa chạy cái ăn, thay vợ chăm sóc các con còn quá nhỏ.

Bệnh tình của chị Thảo ngày càng nặng hơn, anh Đức có lẽ quá mệt mỏi với hoàn cảnh nghiệt ngã nên đôi lúc cũng thẫn thờ. Cố gắng lắm, mỗi tháng anh cũng chỉ vào rừng phụ việc cho người ta được mươi, mười lăm ngày với mức lương 120 nghìn đồng/ngày để lo cho 4 miệng ăn. Việc học hành của con cái khoán trắng cho nhà trường.

Hai em Thuận và Tài cứ thế lớn lên, sớm thích nghi với hoàn cảnh nên mới 10 tuổi Thuận đã bắt đầu biết nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa giúp ba. Điều đáng mừng là cả hai em đều nhanh nhẹn không chỉ trong học tập mà cả các hoạt động phong trào, năm nào cũng đạt học sinh giỏi.

Thầy giáo Bùi Văn Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Mỹ cho biết, nhà trường rất quan tâm giúp đỡ hai em, nhưng thầy cũng  lo lắng: “Với nguồn quỹ huy động từ phụ huynh và giáo viên các em hiện được hỗ trợ mỗi ngày một bữa ăn trưa và sách vở, quần áo. Nhưng về lâu dài, với hoàn cảnh gia đình như thế, không ai biết được các em phải nghỉ học lúc nào”.

Nhìn hai đứa trẻ hiếu thuận, sớm biết thương cha mẹ và học giỏi nhưng hoàn cảnh quá khắc nghiệt khiến chúng tôi không khỏi ái ngại một ngày các em không đủ sức vượt qua. Rất mong sự quan tâm của các nhà hảo tâm, cộng đồng để hai em yên tâm đến trường.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Trường tiểu học Tân Mỹ, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền; hoặc qua Báo Thừa Thiên Huế, địa chỉ: 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế, điện thoại: 0914078282.

Bài, ảnh: Phước Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Return to top