ClockThứ Sáu, 04/09/2015 15:35

Rác quảng cáo rơi đầy phố

TTH - Mỗi ngày, ở những nơi đông người như: cổng trường học, các ngã tư trong thành phố không biết bao nhiều tờ rơi quảng cáo được phát đi. Khi dòng người lướt qua, chúng mặc nhiên bay trên phố khiến mỹ quan đô thị bị ảnh hưởng, người đi đường cảm thấy "nhức mắt".

Một nhân viên của Trung tâm Anh ngữ tư vấn cho phụ huynh học sinh và không quên kèm theo một tờ rơi

 

Phiền hà

Vào giờ tan tầm, không khó bắt gặp hình ảnh những người phát tờ rơi quảng cáo len lỏi vào dòng người qua lại để “dúi” vào tay người đi đường một mảnh giấy màu trắng. Cách PR, tiếp thị vừa rẻ tiền vừa đơn giản này được các doanh nghiệp nhỏ, các trung tâm kinh doanh… áp dụng rất phổ biến. Những mẫu giấy cỡ ¼ tờ A4 được in chương trình cho vay tín chấp lãi suất ưu đãi, ngày vàng- giá sốc, trung tâm gia sư dạy nhận kèm chất lượng- uy tín…
Không phủ nhận những thông tin trên tờ rơi, tờ bướm có một bộ phận người đi đường tò mò muốn tìm hiểu, tuy nhiên đa số thông điệp trên đó không mang lại thông tin gì quá quan trọng. Chị Đỗ Thị Hồng Thúy (phường An Tây, TP Huế) chia sẻ: “Mỗi lần đón con ở cổng trường là có các cô cậu sinh viên tiến đến “dúi” tờ rơi vào tay. Thông tin trên đó chủ yếu là của các trung tâm gia sư quảng cáo nhận dạy kèm, dạy thêm; các ngân hàng cho vay không thế chấp; chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp, cửa hàng... nào đó. Ban đầu tôi nghĩ bình thường, đọc đôi khi cũng có ích nhưng nhiều lần như thế tôi có cảm giác bị làm phiền vì thông tin chẳng có chi mới, không phải những thứ mình quan tâm”.
Tại các ngã tư có tín hiệu đèn giao thông, các bạn trẻ phát tờ rơi tận dụng vài chục giây dừng đèn đỏ để “dúi thông tin” vào tay người đi đường rất phổ biến, điều đó không chỉ làm phiền họ mà còn làm cản trở giao thông. “Có một lần mình đi có việc gấp. Tâm lý đang bồn chồn, dừng đèn đỏ tại ngã tư thì có một cô bé tiến đến “dúi” tờ quảng cáo vào tay khiến mình rất bực tức. Mình không nhận nhưng cô bé vẫn bỏ vào giỏ xe và cô bé cứ đi đến từng chiếc xe để phát tiếp. Đến lúc đèn chuyển màu, giao thông trở nên phức tạp hơn”, anh Nguyễn Minh Châu (phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy) bày tỏ.
Tâm lý chung của hầu hết người đi đường khi nhận tờ quảng cáo không phải vì những thông tin được in sẵn trên đó mà vì thấy thương tình các bạn trẻ làm công việc này.
Mất mỹ quan đô thị
Người viết có dịp dừng chân tại cổng Trường tiểu học Quang Trung (TP Huế) vào một buổi chiều tan tầm. Khoảng 20 phút trước khi tan học, một số bạn trẻ đã có mặt để phát tờ rơi quảng cáo cho các bậc phụ huynh đang đứng đợi đón con trước cổng trường, thậm chí có những nhân viên của các trung tâm Anh ngữ đến chờ trước cổng để tư vấn cho các bậc phụ huynh và trên tay họ luôn cầm sẵn một tờ bướm để phát. Khi được phát, đa số phụ huynh đều chìa tay đón nhận. Đến khi thưa dần bóng người, tờ rơi vương vãi trước cổng trường. Ông Nguyễn Đức Hữu, (người bán kem trước cổng Trường tiểu học Quang Trung) cho biết: “Cứ đến 4 giờ 30 thì có khoảng 3-4 sinh viên cầm xấp quảng cáo đến phát cho phụ huynh học sinh. Khi họ phát xong, đa số phụ huynh học sinh đều thả xuống đất, làm mất mỹ quan cổng trường. Nhiều lúc có một cơn gió nhẹ, chúng bay ra tận cả mặt đường. Dù biết không phải việc của mình nhưng những người bán hàng trước cổng phải tự nguyện quét dọn để đảm bảo vệ sinh.
Theo tìm hiểu, hầu hết những người phát quảng cáo đều là sinh viên đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Mỗi ngày, họ được giao một số lượng tờ quảng cáo nhất định, đứng ở các ngã tư đường phố để phân phát cho người đi đường và không cần quan tâm đến thái độ của người tiếp nhận. Sinh viên Nguyễn Thị Phương chia sẻ: “Vì cần tiền để trang trải cho chi phí sinh hoạt hàng ngày nên em đăng ký đi phát tờ quảng cáo để kiếm thêm thu nhập. Mỗi ngày, em được giao 1.000 tờ, sau đó đến những chỗ đông người, chủ yếu là các ngã tư có tín hiệu đèn giao thông để phát, phát trong vòng 3 tiếng, mỗi tiếng nhận được 20 nghìn đồng. Khi phát, em không quan tâm mấy đến thái độ của người nhận”.
Được biết, từ năm 2014 đến nay, TP Huế đã lắp đặt 11 bảng quảng cáo, rao vặt tại các điểm công cộng. Ngày 14/2/2015, UBND TP Huế ban hành Công văn số 410/UBND -VH về việc “Tăng cường công tác quản lý bảng quảng cáo rao vặt trên địa bàn”. Trong đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn bị liên quan quản lý, phát huy hiệu quả các bảng quảng cáo, rao vặt và ngăn chặn, xử lý các trường hợp cố tình vi phạm quảng cáo, rao vặt không đúng quy định trên địa bàn. Vì vậy, trước thực trạng quảng cáo rao vặt bừa bãi bằng việc ngang nhiên phát tờ rơi trên đường phố, ảnh hưởng đến môi trường văn minh đô thị, thì các cơ quan chức năng cần tăng cường xử lý.
Bài, ảnh: LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xin điểm chạy điểm

Khi đọc những dòng nội dung trong group zalo hội phụ huynh lớp mà cô giáo chủ nhiệm nhắn, tôi quá ngao ngán và có chút bất bình thay, trước hết cho những cháu có lòng trung thực, tự trọng và kế đến là những cháu đạt kết quả học tập đúng thực lực. Nội dung tin nhắn đại loại là có nhiều em trong lớp xin điểm môn A., giáo viên không đồng ý mà cứ làm phiền. Vì thế, cô giáo chủ nhiệm mong muốn phụ huynh "quan tâm" và "quản" con em mình.

Xin điểm chạy điểm
“Bẫy” người đi đường

Cứ vào mùa thu hoạch, tại một số tuyến đường ở vùng quê, vùng nông thôn, người dân lại chiếm dụng làm nơi để phơi lúa.

“Bẫy” người đi đường
Nhếch nhác và bất tiện

Giữa mùa hè nắng ráo, nhưng cảnh như các bạn thấy trong ảnh đây cứ thỉnh thoảng lại xuất hiện ở khu vực trước số nhà 68 Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân (Tp Huế). Rất nhếch nhác và rất bất tiện.

Nhếch nhác và bất tiện
Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế

Dù đã nhận tiền đền bù, bố trí lô đất tái định cư, nhưng ông, bà Nguyễn Thế Cường và Trần Thị Thu Hương vẫn không chịu bàn giao mặt bằng cho Nhà nước và chiếm dụng đất công trong nhiều năm tại số 24 An Dương Vương (phường An Cựu, TP. Huế).

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế

TIN MỚI

Return to top