ClockThứ Tư, 10/10/2018 08:20

Đừng “tiếp tay”

TTH - Ra đường vẫn còn gặp khá nhiều học sinh trung học phổ thông (THPT) cả nam lẫn nữ đến trường bằng xe máy phân khối lớn. Điều này ngành giáo dục đã có quy định cấm.

Bên cạnh việc lồng ghép tuyên truyền, hướng dẫn học sinh tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ vào các tiết học ngoại khóa, hầu hết các trường đều đề ra nhiều biện pháp để hạn chế học sinh đi xe gắn máy phân khối lớn đến trường. Thế nhưng, sở dĩ tình trạng trên vẫn diễn ra là do có sự tiếp tay của người lớn.

Luật Giao thông đường bộ quy định rõ người chưa  đủ 18 tuổi không được phép điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh trên 50cm3, nhưng nhiều phụ huynh thậm chí mua xe mới cho con để tự lái đến trường; tiếp đến, là sự thiếu quyết liệt của một số giáo viên và cuối cùng là chủ các cơ sở giữ xe gần trường học.

Chị L., nhà ở đường Bà Triệu (TP. Huế) có con trai đang học tại Trường THPT C., lý giải: “Con lớn rồi cha mẹ không thể đưa đón mãi, từ nhà đến trường không gần, buổi sáng sau 11 giờ mới tan trường, buổi chiều 1giờ 30 phút đã vào học, đường xa, mùa hè trời nắng như đổ lửa mà để con đạp xe xót lắm...”.

Cô H., giáo viên trường N. trải lòng: “Nói rằng giáo viên không biết học sinh đến trường bằng xe phân khối lớn là không đúng. Nhưng để giải quyết vấn đề này không đơn giản. Phụ huynh có lý lẽ của phụ huynh, phương tiện giao thông công cộng thì chưa phổ biến… nên chúng tôi đành phải làm ngơ”. Tương tự, chủ các cơ sở giữ xe gần trường cũng có những cách biện minh cho việc làm tiếp tay của mình... dù hệ quả có thể đe dọa đến tính mạng của các em.

Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra, hơn ai hết, mỗi gia đình cần có trách nhiệm hơn trong việc chấp hành pháp Luật Giao thông, không thể nuông chiều con mà vi phạm pháp luật. Nhà trường cần có biện pháp mạnh tay, triệt để hơn nữa trong việc xử lý học sinh đi xe phân khối lớn đến trường; trong đó, cần phối hợp với chính quyền địa phương, công an phường làm việc với các gia đình ở gần trường, buộc ký cam kết không trông giữ xe phân khối lớn cho học sinh. Lực lượng chức năng cần tăng cường công tác tuần tra, xử lý đối với những trường hợp chưa đủ 18 tuổi điều khiển xe phân khối lớn... Đây cũng là cách vừa bảo đảm sự an toàn cho học sinh, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông, cũng là cách giáo dục để phát triển nhân cách cho các em sau này.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo

Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Tuyên truyền phòng, chống đuối nước cho học sinh

Ngày 4/5, Đồn Biên phòng Vinh Hiền phối hợp với Trường tiểu học Vinh Hiền (Phú Lộc) tổ chức tuyên truyền phòng chống đuối nước cho học sinh. Dịp này, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Trung tâm tìm kiếm cứu hộ - cứu nạn hàng hải khu vực 2, tặng 50 áo phao cho nhà trường.

Tuyên truyền phòng, chống đuối nước cho học sinh
Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Return to top