ClockThứ Hai, 13/10/2014 22:21

Phí bảo trì đường bộ: Nơi thu, nơi không

TTH - Năm 2014, TP Huế triển khai thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô. Ở tổ dân phố chúng tôi, công an khu vực và tổ trưởng dân phố thu phí được vài hộ. Sau đó chủ trương này không được thực hiện.

Năm 2013, UBND TP Huế đề ra kế hoạch số 1606 ngày 5/7/2013 về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo trì đường bộ. Đến tháng 8/2013, các tổ dân phố trong phường chúng tôi đồng loạt ra quân và nhiều tổ thu đạt 80-90% số hộ sử dụng mô tô trên địa bàn. Riêng tổ của tôi có 12 hộ với trên 20 xe không nộp phí bảo trì đường bộ. Tổ trưởng báo cáo với lãnh đạo phường và phường phát giấy triệu tập số người này lên trụ sở UBND. Vậy nhưng, chẳng có hộ nào chấp hành giấy mời của phường. Năm 2013, trong một lần tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND tỉnh, có cử tri chất vấn: Vì sao một số địa phương trong nước không thu phí bảo trì đường bộ mà tỉnh ta lại thu. Đồng chí lãnh đạo tỉnh trả lời: Vì tỉnh ta còn nghèo nên phải thu phí bảo trì đường bộ để bổ sung cho ngân sách.

Gần đây, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải giải thích trên Đài truyền hình Việt Nam: Phải tìm hình thức thích hợp để thu phí bảo trì đường bộ như dám tem vào xe máy hoặc tờ biên lai có độ bền tốt hơn để sử dụng trong 1 năm; hoặc trên biên lai ghi ngày tháng nộp phí và ngày tháng hết hạn…

Ngày 11/9/2014, UBND TP Huế ra văn bản số 2376 về việc đẩy nhanh tiến độ thu phí bảo trì đường bộ.

Chủ trương thu phí bảo trì đường bộ phải đi kèm các biện pháp tổ chức thực hiện. Có chủ trương song chưa có biện pháp chế tài thì khó thực hiện thành công chủ trương. Hơn thế nữa, nó tạo ra sự không công bằng trong cộng đồng dân cư và kéo theo khó thực hiện các chủ trương khác của chính quyền.

Văn Báo
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế

Dù đã nhận tiền đền bù, bố trí lô đất tái định cư, nhưng ông, bà Nguyễn Thế Cường và Trần Thị Thu Hương vẫn không chịu bàn giao mặt bằng cho Nhà nước và chiếm dụng đất công trong nhiều năm tại số 24 An Dương Vương (phường An Cựu, TP. Huế).

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế
Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn

Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 được khai mạc tối 27/4 và kéo dài đến 1/5 tại công viên Thương Bạc, TP. Huế. Hoạt động này nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, do UBND TP. Huế phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và các đơn vị khác tổ chức.

Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn
Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ

Về nguyên tắc, biển tên công trình nào thì phải đặt ngay công trình đó. Không thể lắp đặt biển tên ở một công trình đứng trước để chỉ tên một công trình đứng sau. Logic thông thường một cách trực quan, người đọc sẽ hiểu biển tên đó dành cho công trình phía trước, chứ ai hiểu là dành cho công trình phía sau.

Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ
Để sông Hương mãi xanh

Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.

Để sông Hương mãi xanh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top