ClockThứ Năm, 19/12/2019 14:26

“Nhan nhản” lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt

TTH - Hơn 100km tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh có hàng trăm điểm vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt (ATGTĐS) và lối đi tự mở. Tuy nhiên, để xử lý dứt điểm thực trạng này lại chưa có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng.

Lập biên bản một trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn đường sắtLập biên bản 86 vụ vi phạm hành lang an toàn đường sắt

Cơ sở tập kết vật liệu tại vị trí Km683+760 trên tuyến đường sắt Bắc - Nam thuộc địa phận phường An Hòa (TP. Huế) gây ảnh hưởng tầm nhìn, an toàn chạy tàu

Tiềm ẩn tai nạn

Thống kê của Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên cho thấy, trong hơn 100km đơn vị này quản lý tuyến đường sắt qua địa bàn tỉnh (từ KM655+100- Km756+200), thời gian qua, có gần 450 trường hợp vi phạm hành lang ATGTĐS và 90 lối đi tự mở. Chỉ tính riêng năm 2018 và 2019 có 51 trường hợp vi phạm hành lang ATGTĐS. Trong số đó có 35 điểm vi phạm hành lang ATGTĐS tiềm ẩn tai nạn giao thông cao, nhiều nhất ở các địa phương có tuyến đường sắt chạy song song với Quốc lộ 1A như Phú Lộc, Hương Thủy, Hương Trà và TP. Huế.

Khảo sát tuyến đường sắt đi qua TP. Huế đến TX. Hương Trà - nơi có đường Quốc lộ 1A chạy song song cho thấy, có nhiều điểm vi phạm hành lang ATGTĐS ở các phường như An Hòa, Hương Chữ.

Cụ thể, tại Km681+580 trên tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn phường Hương Chữ từ nhiều năm nay xuất hiện căn nhà hơn 70m2, lợp mái tôn, cách ray tàu 6,4m, cách ray ngoài cùng 3,8m. Nhà này còn xây tường, dài khoảng 14m, cách ray ngoài cùng 3,2m. Việc tồn tại công trình này ngoài gây khuất tầm nhìn còn ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu.

Tại vị trí Km683+760 trên tuyến đường sắt Bắc - Nam thuộc địa phận phường An Hòa từ năm 2016 đến nay, xuất hiện nhà người dân che khuất tầm nhìn hạ lưu đường ngang, vật liệu của người dân sống bên đường ray tàu tập kết trong hành lang ATGTĐS.

Vị trí này nhiều năm nay có một cơ sở buôn bán phế liệu thường xuyên hoạt động tấp nập. Các phế liệu được người dân chất đống từng bao ngổn ngang gần đường ray tàu, che khuất tầm nhìn.

Đây là tuyến đường ngang nằm sát Quốc lộ 1A, giao cắt với đường tàu không có gác chắn dù có đèn báo hiệu, biển báo tàu hỏa nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn chạy tàu cũng như cho phương tiện lưu thông trên đường.

Ông Nguyễn Vĩnh Hoàng, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên thông tin, trong 35 vị trí vi phạm hành lang ATGTĐS cần giải tỏa ở các địa phương, 2 vị trí ở An Hòa và Hương Chữ là vi phạm “dai dẳng” nhất, kéo dài từ nhiều năm qua không giải quyết dứt điểm được.

Một số địa phương khác cũng xuất hiện các hành vi vi phạm như xây dựng công trình và có các hoạt động trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt, tập trung nhiều nhất ở các huyện thị như Phú Lộc, Hương Thủy.

Khó xử lý dứt điểm

Ông Nguyễn Vĩnh Hoàng đánh giá, các vụ việc vi phạm hành lang ATGTĐS phần nhiều do ý thức người dân chưa tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông; còn lại liên quan đến việc xây dựng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do các thế hệ trước để lạị; địa phương không đủ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ dân trong trường hợp di dời trong khi nếu xử lý đúng hành lang an toàn đường sắt thì diện tích còn lại của các hộ dân không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…khiến nhiều điểm vi phạm không thể giải quyết được trong một sớm một chiều, tồn đọng qua thời gian và kết quả xử lý chưa cao.

Ông Hoàng đơn cử, các trường hợp vi phạm hành lang ATGTĐS ở An Hòa và Hương Chữ và một số nơi ở Phú Lộc, đơn vị nhiều lần lập biên bản, chuyển giao địa phương đề xuất xử lý hành chính và có các biện pháp mạnh hơn; UBND TX. Hương Trà, TP. Huế và Ban ATGT tỉnh cũng đã nhiều lần làm việc nhưng “đâu lại vào đấy”.

Ông Nguyễn Thiết Hùng, Phó Giám đốc Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên cho rằng, đơn vị chỉ quản lý về an toàn đường sắt, không có chức năng xử lý các trường hợp vi phạm hành lang ATGTĐS. Mặc dù đã có quy chế phối hợp giữa công ty với các địa phương nhưng hiệu quả xử lý các vi phạm chưa cao, chưa dứt điểm do phía địa phương được “trao quyền” xử lý các trường hợp vi phạm với những con người, công trình nằm trên địa bàn của mình nhưng lại thiếu quyết liệt.

“Theo Nghị định 56 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thì các địa phương có thẩm quyền xử lý các vi phạm liên quan đến lấn chiếm hành lang ATGTĐS bởi đối tượng vi phạm là người ở tại địa phương đó”, ông Hùng khẳng định.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiểm họa từ việc vượt rào chắn

Việc không tuân thủ quy tắc giao thông của một số người dân khi đi qua những điểm giao cắt đường bộ - đường sắt như vượt rào chắn khi đã có tín hiệu cảnh báo, không chấp hành hiệu lệnh, biển chỉ dẫn là những hành vi vô cùng nguy hiểm, đã và đang là nguyên nhân gây nên các vụ tai nạn giao thông.

Hiểm họa từ việc vượt rào chắn
Lấn chiếm lòng suối, bị xử phạt vẫn tái phạm

Lấn chiến, xây dựng nhiều công trình trái phép trên khu vực lòng suối A Lin (Trung Sơn, A Lưới) và bị chính quyền địa phương xử phạt nhiều lần nhưng đến nay công trình vẫn tồn tại và tiếp tục lén lút xây dựng.

Lấn chiếm lòng suối, bị xử phạt vẫn tái phạm
Mở đường lấn chiếm rừng phòng hộ trái phép

Hạt Kiểm lâm A Lưới vừa cho biết, đã phối hợp Ban Quản lý Rừng phòng hộ A Lưới, UBND xã Sơn Thủy, lập đoàn liên ngành kiểm tra hiện trường về việc mở đường và lấn chiếm đất lâm nghiệp tại tiểu khu 292 xã Sơn Thủy (A Lưới).

Mở đường lấn chiếm rừng phòng hộ trái phép
Xử phạt Công ty CP Long Thọ 85 triệu đồng

UBND tỉnh cho biết vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty CP Long Thọ (trụ sở chính tại số 42 Phùng Chí Kiên, phường An Đông, TP. Huế) do vi phạm trong lĩnh vực đất đai.

Xử phạt Công ty CP Long Thọ 85 triệu đồng
Hương Trà: Tái diễn tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp

Phản ánh của người dân, khoảng 16ha rừng tự nhiên dưới chân đèo Kim Quy (xã Bình Tiến - TX. Hương Trà) bị đốn hạ, đốt trụi. Qua khẳng định của cơ quan chức năng, đây là hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp chứ không phải chặt phá rừng tự nhiên.

Hương Trà Tái diễn tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp
Return to top