ClockThứ Tư, 24/03/2021 15:00

Bàn về hoạt động trải nghiệm chương trình giáo dục phổ thông 2018

TTH.VN - Đó là chủ đề được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào ngày 24/3.

Hoạt động trải nghiệm của cô và trò Trường tiểu học Phường Đúc (TP. Huế)

Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là hoạt động giáo dục bắt buộc trong CTGDPT 2018. Chương trình HĐTN lớp 1 có 3 mạch nội dung: hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên. Hầu hết các hoạt động trong HĐTN sách giáo khoa, học sinh phải thực hành, trải nghiệm; học thông qua trải nghiệm thực tế, trao đổi chia sẻ.     

Theo ông Phan Văn Hải, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, qua việc tổ chức các hoạt động cho học sinh được trải nghiệm, giáo viên đã tích hợp được nội dung giáo dục địa phương vào bài học, bước đầu hình thành các kĩ năng sống thiết thực cho các em. Sự tham gia tích cực của học sinh vào các hoạt động trải nghiệm đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới của giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường trong việc vận dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, khai thác hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh trong CTGDPT 2018.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, đây là năm đầu tiên triển khai CTPT 2018 nên gặp khó khăn trong công tác quản lý chỉ đạo, soạn giảng của giáo viên. Để tổ chức một tiết HĐTN, yêu cầu giáo viên phải thiết kế tốt kế hoạch khoa học, có tính khả thi cao và sử dụng các phương pháp hợp lí, hiệu quả. Ngoài ra, giáo viên cần có các kĩ năng quản lí học sinh hoạt động ngoài nhà trường an toàn, vui tươi, lành mạnh kèm theo năng khiếu điều hành. Tuy nhiên, hiện nay một số giáo viên còn ngại đổi mới, chưa thiết tha với HĐTN vì dạy học môn này đòi hỏi đầu tư công sức,thời gian.

Chủ đề "Những người bạn của em" khiến học sinh lớp 1 thích thú 

Bà Cái Cẩm Hương, Trưởng phòng Giáo dục huyện Phú Lộc cho rằng, HĐTN là môn học hoàn toàn mới, mặc dù các trường được giao chủ động lựa chọn các hình thức tổ chức cụ thể phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương tuy nhiên không tránh khỏi những lúng túng trong công tác triển khai thực hiện như tiết chào cờ của lớp 1.

HĐTN với các hoạt động tổ chức ngoài nhà trường ở những địa điểm xa, đòi hỏi kinh phí di chuyển, phương tiện đi lại, ăn uống cho học sinh khá cao, công tác huy động xã hội hóa còn khó khăn dẫn đến các đơn vị còn ngại tổ chức. Ngoài ra, cần sử dụng linh hoạt, phong phú nhiều hình thức tổ chức dạy học như tổ chức trò chơi, đóng vai, trải nghiệm,… để giúp các em biết những  hoạt động vui chơi an toàn và không an toàn, biết cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi tham gia vui chơi trong một số trò chơi cụ thể. Thông qua việc xử lí các tình huống, tìm hiểu các hoạt động chơi, các em cũng có thêm kỹ năng tự điều chỉnh hành vi và tự bảo vệ bản thân, thể hiện cách ứng xử phù hợp khi tham gia vui chơi an toàn.

Theo cô Lê Thị Phố, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hà Trung (Phú Vang), cần thiết kế các hoạt động phát huy năng lực của học sinh cũng như sử dụng nhiều phương thức tổ chức khác nhau như trò chơi, đóng vai, thảo luận, thực hành, trình diễn, thuyết trình,… Một lưu ý quan trọng là khi thực hiện các hoạt động được hướng dẫn trong SGK, giáo viên lưu ý không biến giờ tổ chức hoạt động này giống như các môn học. Không dành nhiều thời gian cho hỏi đáp, mà để  học sinh được nói, được làm.

HĐTN có thể tổ chức trong và ngoài lớp, trong và ngoài trường. Không nhất thiết là phải đi xa, có thể tổ chức ngay trong khuôn viên nhà trường nhưng các hoạt động vẫn phong phú, tạo hứng thú cho học sinh và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho học sinh.

                                                                                                                                                                                             Tin, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top