ClockThứ Sáu, 08/05/2020 14:27

Bảo quản sau thu hoạch

TTH - Ngành nông nghiệp Thừa Thiên Huế chiếm tỷ trọng không cao trong toàn bộ nền kinh tế, chỉ vào khoảng 10%. Trong nông nghiệp, diện tích, sản lượng, giá trị của cây lúa chiếm tỷ trọng cao nhất. Riêng vụ đông – xuân năm nay gieo cây hơn 28.000 ha. Năng suất lúa của Thừa Thiên Huế năm 2019 đạt trung bình hơn 62 tạ/ha. Điều này cho thấy, cây lúa đóng một vai trò quan trọng trong nông nghiệp.

Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.Người trồng sắn: Nắng sợ sâu bệnh, mưa lo úng ngậpĐẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa, rau màu vụ hè thu

Lúa ngập nước vừa khó gặt, vừa khó hơn trong bảo quản sau thu hoạch. Ảnh: NGUYỄN PHONG

Chính vì cây lúa quan trọng đối với bà con nông dân nên nhiều chính sách về nông nghiệp đã được ban hành và áp dụng. Ngành nông nghiệp cũng đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học để nâng cao năng suất và chất lượng. Ví dụ như hệ thống kênh mương thủy lợi, giao thông nội đồng được đầu tư khá bài bản; chính sách dồn điền đổi thửa được áp dụng. Những đơn vị có vai trò quan trọng đối với nông nghiệp được đổi mới về hình thức và nội dung hoạt động, như HTX. Cơ giới hóa một số khâu trong nông nghiệp được áp dụng, trong đó, khâu gặt gần như áp dụng 100%. Nhiều loại giống mới cho chất lượng cao, giống thuần chủng được đưa vào sản xuất trên diện rộng…

Ngành nông nghiệp có những bước tiến để ngày càng đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Chủ trương cơ cấu lại nền nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng vật nuôi đã cho phép người dân sử dụng mảnh ruộng của mình có phần “uyển chuyển” hơn. Nhiều mô hình nông nghiệp mới ra đời đưa lại hiệu quả kinh tế khả quan.

Tất cả những khâu cho “đầu vào” để sản xuất lúa được đầu tư, như trên đã nêu. Song, khâu bảo quản sau thu hoạch, có thể nói là chưa được chuyển biến bao nhiêu. Trên địa bàn tỉnh có rất ít cơ sở có dịch vụ thu mua, sấy khô và bảo quản. Công ty Vật tư nông nghiệp tỉnh có thu mua, sấy khô và kinh doanh lúa nhưng cũng còn ở mức hạn chế. Một vài HTX xây dựng cơ sở sấy lúa sau thu hoạch nhưng quy mô vẫn còn rất nhỏ. Nói chung là việc thu hoạch, phơi sấy lúa chủ yếu là “nhờ trời”.

Người nông dân khi thu hoạch về thì phơi lúa trong sân. Những nơi nào không có điều kiện thì người dân “tận dụng” đường để phơi lúa. Cứ vào vụ thu hoạch, trời nắng ở nhiều nơi lúa phơi đầy đường. Riêng khâu này vẫn còn rất “truyền thống”.

Do ảnh hưởng của thời tiết khiến sản lượng lúa năm nay không bằng các năm trước

Thời tiết ngày càng trở nên cực đoan do biến đổi khí hậu, mưa nắng thất thường. Ngành nông nghiệp cũng có những giải pháp thông tin mùa vụ, với mục đích là “lách” những thời điểm thời tiết bất lợi nhưng điều này là không chắc chắn. Tư duy “xanh nhà hơn già đồng” chẳng qua là một sự vớt vát bất đắc dĩ. Thu hoạch lúa xanh thì năng suất thấp, chất lượng kém. Để cho lúa chín vàng ngoài đồng thì lo sợ thời tiết mưa gió bất thường.

Tính chất biến chuyển và cực đoan của thời tiết rất rõ những ngày vừa qua. Đã bước qua tháng 4 (Âm lịch) nhưng vẫn đón gió mùa đông bắc, trời vẫn rét. Đợt mưa và gió vừa qua làm hàng chục ngàn ha lúa trên địa bàn ngã đổ. Thiệt hại cho người nông dân là điều thấy rõ. Lúa đã ngã đổ thì sản lượng đạt thấp, hư hại mất mát nhiều. Đã vậy, nếu diện tích nào gặt được thì chi phí cũng tăng. Gặt được rồi đưa về nhà làm sao sấy khô. Không sấy khô được lúa sẽ lên mộng, hư hao, chất lượng kém.

Trải qua một đợt dịch COVID-19 đã khổ, giờ lại càng khổ. Nhiều tiếng nói và hành động của cộng đồng bày tỏ sự đồng cảm với người dân là điều chúng ta thường hay nghe trong những thời điểm như thế này.

Vấn đề cần giải quyết ở đây là làm thế nào để bảo quản sau thu hoạch? Cụ thể là làm sao sấy khô một khi thời tiết bất lợi.

Nếu xét về mặt kinh tế, với diện tích lúa trên địa bàn tỉnh như nêu ở trên, nhu cầu sấy khô là rất lớn. Sấy bằng lò sấy có một cái lợi nữa là hạt lúa khô đều, đảm bảo chất lượng khi xay xát, ít gạo gãy và tấm. Thế nhưng vì sao miếng bánh thị trường này ít ai đầu tư? Có lẽ là vì người nông dân chỉ có nhu cầu sấy khi cần thiết. Khi không cần thiết thì họ tận dụng ánh nắng mặt trời. Chính điều này đã không kích thích nhà đầu tư.

Được biết, trước đây từ nguồn vốn khuyến công, một HTX đã được đâu tư lò sấy. Nhưng vì nhu cầu của người dân ít nên hiện nay cũng ngưng hoạt động. Công ty Vật tư nông nghiệp tỉnh duy trì được là nhờ liên kết với các HTX để trồng lúa, cam kết cung ứng giống, vật tư, thu mua tại đồng ruộng. Công ty có đủ sản lượng để sấy nên duy trì được.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí quy mô gia đình nhiều người cũng đầu tư lò sấy. Việc bảo quản sau thu hoạch không phải là vấn đề không đáng quan tâm đối với cây lúa ở Thừa Thiên Huế.

Bài: NGUYÊN LÊ - Ảnh: TUẤN KIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Di chuyển hàng ngàn hiện vật về nơi mới

Hàng chục ngàn hiện vật với rất nhiều chất liệu, kích thước thuộc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đang được đóng gói một cách cẩn thận chuẩn bị cho việc dời về địa chỉ mới ở số 268 Điện Biên Phủ, TP. Huế.

Di chuyển hàng ngàn hiện vật về nơi mới
Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao

Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), nhiều nông dân các địa phương đã xây dựng mô hình, tổ hợp trang trại chăn nuôi khép kín an toàn sinh học (ATSH), mang lại thu nhập cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao
Return to top