ClockThứ Năm, 09/01/2014 07:02

Bất ngờ từ sản phẩm công nghiệp nông thôn

TTH - Qua 3 lần tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (SPCNNTTB), hàng trăm sản phẩm do các cơ sở, làng nghề trên địa bàn tỉnh sản xuất đã có mặt trên thị trường, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người dân cũng như khách du lịch.

Mở lối

140 sản phẩm của 67 cơ sở, DN trên địa bàn tỉnh đã tham gia, tạo nên sự sôi động tại các làng nghề, các HTX và cơ sở sản xuất ở các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Nhiều sản phẩm được sản xuất từ huyện vùng trũng Quảng Điền, vùng cao A Lưới hay các huyện, thị xã, như Phong Điền, Phú Lộc, Nam Đông, Hương Trà… Kết quả có 35 sản phẩm của 31 cơ sở được bình chọn là sản phẩm CNNTTB cấp tỉnh năm 2013. Trong đó, 4 sản phẩm đạt giải nhất gồm “Đèn lồng quả vả” của HTX Mây tre đan Bao La, “Máy ép củi trấu” của DNTN Bạch Lai, “Rượu gạo tám thơm” của cơ sở sản xuất thực phẩm và rượu gạo Thủy Dương và “Mủ cốm cao su” của Công ty CP Cao su Thừa Thiên Huế.

Sản phẩm “Đèn lồng quả vả” của HTX Mây tre đan Bao La đạt giải nhất nhóm sản phẩm TCMN

Chúng tôi đến cơ sở sản xuất thực phẩm và rượu gạo Thủy Dương ở phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy khi cơ sở này cùng lúc đón nhận 2 giải thưởng lớn do Hội đồng bình chọn SPCNNTTB năm 2013 trao tặng, đó là giải nhất nhóm sản phẩm chế biến nông lâm thủy hải sản dành cho sản phẩm “Rượu gạo Tám Thơm” và giải nhì đối với sản phẩm “Mắm cá rò Tâm Huế”. Đây là một trong những cơ sở nhiều năm liền có sản phẩm đạt giải và sản phẩm của cơ sở này đang được thị trường trong và ngoài tỉnh đón nhận.

Chị Phạm Thị Khánh Tâm, chủ cơ sở sản xuất thực phẩm và rượu gạo Thủy Dương cho biết: “Tham gia bình chọn SPCNNTTB là cơ hội để cơ sở quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến với thị trường trong và ngoài nước, qua đó khẳng định thương hiệu và mở rộng quy mô. Sau thành công trong việc sản xuất đồ uống, năm 2013 cơ sở mở rộng sản xuất các loại đặc sản Huế như mắm tôm, mắm cá rò và mắm dưa nhằm đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường. Thông qua một DN ở Hà Nội, hiện sản phẩm do cơ sở sản xuất đã xuất khẩu qua một vài nước trên thế giới và có mặt khắp các tỉnh, TP trong cả nước.”

Sản phẩm “Máy ép củi trấu” của DNTN Bạch Lai (Quảng Điền) là sản phẩm sáng tạo của người thợ cơ khí nông thôn. Không qua một trường lớp đào tạo nào mà chỉ từ thực tế sinh động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, song chủ DN này đã tạo ra một sản phẩm độc đáo phục vụ người dân nông thôn. Máy ép củi trấu vừa tạo ra sản phẩm hàng hóa, đồng thời góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường do tận dụng nguồn trấu phế thải lâu nay thường bị vứt trôi nổi khắp các xóm làng. Sản phẩm này tiêu thụ mạnh trên thị trường toàn quốc với con số vài chục máy/năm.

Cần những giải pháp lâu dài

Ông Lê Tự Dũng, Phó Giám đốc Sở Công thương, Phó Chủ tịch Hội đồng bình chọn SPCNNTTB năm 2013 cho biết: “Để SPCNNT do các cơ sở, DN trên địa bàn sản xuất ngày càng phong phú, đa dạng đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải có những giải pháp phù hợp nhất trong đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị; quan tâm cải tiến và thay đổi mẫu mã sản phẩm, trong đó phải chú trọng đến công tác xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và bao bì sản phẩm phù hợp với xu thế hội nhập cũng như thị hiếu thị trường. Mặt khác, về lâu dài, cần thành lập các hội nghề, tăng cường liên kết giữa các cơ sở sản xuất trong cùng ngành nghề hoặc làng nghề; xây dựng DN đầu mối trong các làng nghề, đẩy mạnh công tác công nhận làng nghề và phong tặng nghệ nhân với công tác khôi phục và phát triển làng nghề theo hướng bảo tồn gắn với phục vụ du lịch hoặc phát triển làng nghề gắn với phát triển sản phẩm.”

Các cấp, ngành cần có những chính sách hỗ trợ kịp thời các cơ sở, DN trong phát triển sản xuất, nhất là tăng cường hỗ trợ từ chương trình khoa học công nghệ, chương trình khuyến công nhằm thay đổi về nhận thức cũng như quy mô sản xuất, hướng đến việc sản xuất các sản phẩm thị trường cần chứ không sản xuất những gì cơ sở hay DN có.

Hội thi bình chọn SPCNNTTB năm 2013 khép lại, song hàng chục sản phẩm tinh xảo do các cơ sở CNNT sản xuất đã có mặt trên thị trường và làm hài lòng người dân cũng như khách du lịch. Hy vọng, với sự hỗ trợ từ phía các ban ngành chức năng, thời gian tới các sản phẩm này sẽ được sản xuất với số lượng lớn, cải tiến mẫu mã và nhác mãn bao bì nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, qua đó dần dần khẳng định thương hiệu và tạo sức lan tỏa đối với SPCNNT.

Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5

Nhằm đảm bảo cấp điện trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 tới, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt, lễ hội của nhân dân trên địa bàn.

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30 4 và 1 5
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top