ClockThứ Năm, 09/06/2022 09:11

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giữ quan điểm đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có tờ trình gửi Chính phủ dự thảo nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người làm việc theo hợp đồng.

Đề xuất nhân thêm hệ số K vì lương tối thiểu giờ quá thấpSắp có lương tối thiểu theo giờ, theo tháng, dự kiến bao nhiêu?Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1/7/2022

Lao động ngành dệt may thường làm thêm giờ. Ảnh: TTXVN

Trước đó, có nhiều ý kiến của doanh nghiệp đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/1/2023. Tuy nhiên, trong tờ trình, Bộ LĐTBXH vẫn giữ nguyên đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7, với mức điều chỉnh lên bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành. Cụ thể theo bảng dưới đây:

Bộ LĐTBXH cho rằng, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm trên là rất cần thiết. Bởi thông thường, lương tối thiểu vùng được xem xét, điều chỉnh sau một năm thực hiện. Tuy nhiên, do từ đầu năm 2020 dịch COVID-19, nên Chính phủ đã duy trì mức lương tối thiểu vùng năm 2019. Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng này không còn bảo đảm được mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ theo quy định của Bộ luật Lao động.

Trước ý kiến khác nhau về mức lương tối thiểu giờ, Bộ LĐTBXH cho biết có ý kiến cho rằng cần xem xét lại phương pháp xác định lương tối thiểu giờ dựa trên quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn. Mục đích, để bảo vệ được quyền lợi của nhóm lao động làm những công việc linh hoạt, bán thời gian.

Tuy nhiên, Bộ LĐTBXH cho rằng tại Việt Nam, pháp luật lao động không quy định phân biệt chế độ giữa người lao động làm việc trọn thời gian (áp dụng lương tối thiểu tháng) và người lao động làm việc không trọn thời gian (áp dụng lương tối thiểu giờ). Do đó, không có căn cứ để tính hệ số bổ sung cộng thêm vào mức lương tối thiểu giờ.

Bên cạnh đó, Bộ LĐTBXH cho rằng nếu tính thêm hệ số bổ sung để có mức lương tối thiểu giờ cao hơn thì người lao động sẽ chuyển từ hưởng lương tháng, làm việc trọn thời gian, ổn định sang hưởng lương giờ. Việc này tạo ra sự xáo trộn lớn về quan hệ lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và có thể ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

“Từ thực tế này, các chuyên gia Tổng chức lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị Việt Nam chọn phương pháp quy đổi tương đương lương tháng, nhất là trong lần đầu triển khai quy định về mức lương tối thiểu giờ để tránh xáo trộn, sau đó tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện…”- Bộ LĐTBXH cho hay.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT 6 tháng cuối năm

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.

Đề xuất tiếp tục giảm 2 thuế GTGT 6 tháng cuối năm
Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch

Nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta kiên quyết đấu tranh với các tổ chức, cá nhân có hành vi lan truyền, tiếp tay, cổ súy những quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Đồng thời, những biểu hiện thờ ơ, vô cảm, né tránh không dám đấu tranh với các quan điểm xấu, độc cũng cần được nhận diện và lên án vì những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch
Return to top