ClockThứ Tư, 08/06/2016 05:51

Cần sân chơi lành mạnh trong hè

TTH - Sau thông tin trên địa bàn huyện Phú Vang có 5 trẻ em bị đuối nước, chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với TS. Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT khi ông vừa từ hiện trường tai nạn trở về.

Ông Hùng cho biết: Ở tỉnh ta, tình trạng đuối nước ít xảy ra và cũng chưa bao giờ nghiêm trọng như lần này. Vấn đề đặt ra là bảo vệ sự an toàn cho học sinh trong dịp hè. Chúng tôi đang trăn trở về vấn đề này. Mùa hè là khi các em rời nhà trường về với gia đình. Vai trò quản lý thuộc nhiều vào gia đình và các đoàn thể trong địa phương, như Đoàn, Đội, Hội. Bây giờ cần rắc lại, biện pháp đầu tiên là cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý, mới có thể giảm thiểu tai nạn. Trách nhiệm của giáo dục là cần trang bị kỹ năng sống, trong đó có kỹ năng tự bảo vệ trong môi trường nước cho học sinh. Hiện nay, công tác này trong trường học vẫn còn hạn chế.

Trang bị kỹ năng tự bảo vệ trong môi trường nước trong trường học hiện nay như thế nào, thưa ông?

Mặc dù còn nhỏ lẻ, nhưng thời gian qua chúng tôi đã tranh thủ khá nhiều dự án để bổ sung kỹ năng bơi lội cho học sinh. Cụ thể trong 5 năm qua, đã đào tạo và bồi dưỡng kiến thức bơi lội cho 205 giáo viên thông qua các lớp tập huấn mà huấn luyện viên là người nước ngoài. Các học viên- giáo viên qua các khoá học được trang bị kiến thức đủ tiêu chuẩn lấy chứng chỉ của Hiệp hội bơi Anh quốc đã trở về cơ sở huấn luyện các kỹ năng bơi lội cho học sinh đơn vị mình, đã có 105/238 trường tiểu học trên địa bàn tổ chức cho học sinh tập bơi và có trên 11.000 học sinh từ khối 3 đến khối 5 được phổ cập bơi lội. Tuy nhiên, những con số này chưa nói được gì, nhất là khi so sánh với 90.000 học sinh bậc tiểu học cần được phổ cập bơi.

Một góc lớp tập bơi cho giáo viên tiểu học (tại bể bơi Quốc Học)

 

Ngày 7/6, tại bể bơi Trường trung học phổ thông chuyên Quốc Học, Phòng Tiểu học Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi bơi –bài kiểm tra cuối khoá – cho 45 giáo viên tiểu học đến từ 15 trường thuộc huyện Nam Đông, Phú Lộc và A Lưới.

Khoá học có sự hỗ trợ của Tổ chức Nav-Huế Help nhằm trang bị kiến thức về bơi lội cho đội ngũ giáo viên trong các trường tiểu học, tạo điều kiện cho phong trào dạy bơi hiện nay

PHƯỚC CHÂU

Một năm TT Huế có trên 18.000 học sinh tốt nghiệp tiểu học và cũng đón nhận khoảng đó số học sinh vào lớp 1. Như vậy, tới đây mỗi năm bậc tiểu học cần tổ chức tập bơi và các kỹ năng tự bảo vệ trong môi trường nước cho khoảng 18.000 học sinh là một yêu cầu khá lớn.

Ngành có biện pháp nào nhằm ngăn chặn tai nạn đuối nước trong mùa hè này?

Tôi nghĩ nhiều đến phương án “mở cửa trường, thu hút trẻ đến thư viện của trường”. Thật ra đây là việc không mới, từ nhiều năm nay chúng tôi đã có yêu cầu các đơn vị trực thuộc tạo điều kiện cho học sinh trở lại vui chơi trong khuôn viên trường trong dịp nghỉ hè. Đặc biệt mở thư viện cho các em đọc sách, báo, tạp chí, xem phim… Ở một góc nhìn nào đó, việc này rất dễ, vì hiện nay hầu hết các trường đều có khuôn viên đạt chuẩn về xanh-sạch-đẹp. Tỷ lệ thư viện đạt chuẩn cũng rất cao… Đây là điều kiện vật chất để tạo sân chơi lành mạnh, hữu ích cho học sinh vui chơi trong hè. Tuy nhiên, việc làm này khi thực hiện lại vấp nhiều cái khó. Trước hết, đây không thuộc chương trình hoạt động của trường phổ thông nên nếu làm thì sẽ có những bất cập về con người. Thường thì học trò nghỉ những giáo viên phải tham gia tập huấn, bồi dưỡng, thời gian nghỉ cũng không còn nhiều. Nếu điều động, sẽ ảnh hưởng tới quyền học tập và nghỉ ngơi tái tạo sức lao động sau một năm học của giáo viên. Đội ngũ nhân viên trường học, bảo vệ cũng chỉ có thể thực hiện chức trách của họ. Trong khi đó học sinh đến trường còn cần được tạo điều kiện vui chơi, sinh hoạt, ca hát. Nếu mở cửa trường dịp hè mà không tổ chức các hoạt động và quản lý  các em chặt chẽ thì sẽ không bảo đảm chất lượng CSVC trường học lẫn chất lượng vui chơi của các em.

Tôi nghĩ, nếu muốn làm tốt công tác này thì phải làm một bài toán chung. Đó là các trường cần sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn đội của địa phương, sự vào cuộc hữu hiệu của lực lượng thanh niên sẽ tạo nên những sân chơi lành mạnh. Sự phối hợp này là rất cần thiết. Nhưng, trước mắt, để tránh những mất mát quá lớn như vừa qua, ngành sẽ nhắc nhở các trường tạo điều kiện để kịp mở cửa trường sớm nhất có thể cho các em có không gian vui chơi hè an toàn ngay trong thời gian tới.

Xin cám ơn ông!

Hương Giang  (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thể thao phong trào, sân chơi của chị em

Phong trào rèn luyện thể dục thể thao (TDTT) với nhiều loại hình phong phú của hội viên phụ nữ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP. Huế đã được các cấp Hội phát động, triển khai, duy trì và ngày càng được nhân rộng, thu hút ngày càng đông hội viên tham gia.

Thể thao phong trào, sân chơi của chị em
Sân chơi của học sinh trường huyện

Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng dạy học, Trường THPT An Lương Đông (huyện Phú Lộc) còn đặc biệt quan tâm tới việc phát triển kỹ năng và thể chất cho học sinh thông qua việc xây dựng các CLB (câu lạc bộ) trong nhà trường.

Sân chơi của học sinh trường huyện
Tạo sân chơi lành mạnh cho người trẻ

Các cấp bộ Đoàn và Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) các cấp đã và đang phát triển các mô hình câu lạc bộ (CLB), tổ, đội, nhóm theo sở thích, nhu cầu của thanh niên, góp phần tạo sân chơi, môi trường học tập, rèn luyện lành mạnh, định hướng lối sống đẹp cho người trẻ

Tạo sân chơi lành mạnh cho người trẻ
Sân chơi kết nối đồng hương

Bóng đá đã trở thành sân chơi và nơi gặp gỡ, giao lưu tình cảm của những người Thừa Thiên Huế xa quê tại thành phố Hồ Chí Minh.

Sân chơi kết nối đồng hương
Return to top