ClockThứ Tư, 07/04/2021 13:27

Cảnh giác với bệnh truyền nhiễm giao mùa

TTH - Thời điểm giao mùa cuối xuân-đầu hè là điều kiện thời tiết thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, virus, côn trùng truyền bệnh phát triển, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Riêng tay – chân – miệng (TCM) và sốt xuất huyết, từ đầu năm đến nay, cơ quan kiểm soát bệnh tật tỉnh cũng đã ghi nhận lần lượt là 22 và 23 trường hợp nhiễm ở mỗi loại bệnh.

Chủ động phòng dịch lúc giao mùaKhông chủ quan với dịch bệnh thời điểm giao mùa

Bệnh TCM xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều vào thời điểm thời tiết giao mùa, khoảng tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12. Bệnh do các chủng virus thuộc họ virus đường ruột thuộc nhóm Enterovirus gây ra, nhưng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh dễ lây từ người sang người. Vi rút gây bệnh có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường qua phân, dịch đường tiêu hóa, nước bọt và mụn nước. Đây là nhóm virus có sức sống bền bỉ, có khả năng tồn tại từ nhiệt độ lạnh đến rất cao và có thể tồn tại đến 3 tuần ngoài môi trường.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm virus và mắc bệnh cao hơn vì các em có khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh TCM là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng nốt phỏng nước trên da và loét niêm mạc miệng. Hầu hết trẻ chỉ sốt nhẹ, nhiệt độ thường từ 37,5 - 38°C. Khi trẻ bị sốt cao trên 39°C liên tục từ 2 ngày trở lên là một trong những dấu hiệu gợi ý trẻ bị TCM có thể có biến chứng nghiêm trọng, cần phải nhập viện để theo dõi điều trị.

Hiện nay, bệnh TCM chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc xin phòng bệnh. Biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Để tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau: vệ sinh cá nhân; vệ sinh ăn uống; làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt; thu gom và xử lý chất thải của trẻ; theo dõi phát hiện sớm và cách ly, điều trị kịp thời.

Không chỉ TCM, nhiều bệnh truyền nhiễm khác cũng dễ bùng phát ở thời điểm giao mùa, như: cúm, sởi, thủy đậu, rubella, sốt xuất huyết, viêm não, tiêu chảy cấp… Để hạn chế nguy cơ dịch, bệnh trong thời điểm giao mùa xuân – hè, ngành y tế khuyến cáo mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, gồm: thường xuyên vệ sinh tay, súc miệng; vệ sinh nhà ở, nơi làm việc; hạn chế tiếp xúc với người bệnh; tiêm chủng đầy đủ phòng các bệnh đã có vắc xin; tăng cường sức đề kháng; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tiêu diệt, ngăn chặn, loại bỏ các điều kiện để côn trùng truyền bệnh sinh sôi, nảy nở; không để côn trùng đốt…

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác lừa đảo bằng hình thức hoạt động trại hè

Chỉ thời gian ngắn nữa là đến kỳ nghỉ hè của các em học sinh. Lợi dụng dịp này, các đối tượng xấu đã “tung chiêu” lừa đảo mới bằng hình thức “tổ chức” đăng ký các hoạt động trại hè. Lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh lưu ý, các bậc phụ huynh cần nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh bị lừa.

Cảnh giác lừa đảo bằng hình thức hoạt động trại hè
Cảnh giác với chiêu lừa đảo góp vốn qua mạng

Đầu năm 2024, lực lượng chức năng liên tục phát đi những thông tin cảnh báo đến mọi người dân trong tỉnh, cần nêu cao tinh thần cảnh giác với chiêu thức lừa đảo góp vốn làm ăn qua mạng của các đối tượng. Đây là chiêu thức không mới, nhưng vẫn có người “sập bẫy” với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.

Cảnh giác với chiêu lừa đảo góp vốn qua mạng
Cảnh giác với trộm tài sản mùa mưa bão

Mùa mưa bão đã đến. Đây là thời điểm mà các đối tượng lợi dụng để trộm cắp tài sản. Lực lượng công an cảnh báo, người dân cần hết sức đề phòng, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.

Cảnh giác với trộm tài sản mùa mưa bão
Gắn du lịch nông nghiệp với sản phẩm OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ hữu cơ. Sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn. Ở chiều ngược lại, du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP. Vấn đề là làm sao gắn kết để tạo được hiệu quả.

Gắn du lịch nông nghiệp với sản phẩm OCOP

TIN MỚI

Return to top