ClockThứ Tư, 28/03/2018 15:30

Chạnh lòng

TTH - Buổi chiều, khu tượng đài Quang Trung ở núi Bân thật nhộn nhịp.

Nhường nhịn

Dưới bóng cây xanh, mọi người tụ tập chơi cầu lông, đá bóng. Những con đường mòn quanh núi nép bên cỏ cây trở thành nơi đi bộ lý tưởng. Trong không gian bao la, tượng đài Quang Trung sừng sững. Như thể vị anh hùng áo vải cờ đào ngày nào đang canh giữ bầu trời bình yên cho muôn dân….

Cạnh tượng đài, núi Bân uy nghi. Nơi đây, hơn 200 năm trước (1788), Nguyễn Huệ cho lập đàn cáo trời, đọc chiếu lên ngôi, lấy hiệu Quang Trung, trước khi đưa quân tiến ra Thăng Long dẹp tan 20 vạn quân Thanh xâm lược, làm nên chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa lẫy lừng sử sách.

Đang miên man cùng lịch sử, một sinh viên vui vẻ bắt chuyện. Mới hay, từ lâu, khu tượng đài Quang Trung  là nơi vui chơi, thư giãn và luyện tập thể thao sau những giờ học căng thẳng của nhiều sinh viên đến Huế trọ học. “Thế các cháu có biết nơi mình đang đứng là di tích gì không?”. Trước câu trắc nghiệm bỏ túi ấy, nhiều bạn trẻ chỉ …cười trừ.

Nghe giải thích về ý nghĩa của di tích núi Bân, các bạn trẻ ồ lên ngạc nhiên. “Vậy mà chúng cháu không biết, chỉ quen gọi là tượng đài Quang Trung thôi. Hóa ra đây là nơi lưu danh sử sách”- một sinh viên y khoa phân trần.

Tản bộ trên những lối đi hãy còn hoang sơ của núi Bân, trong tiếng gió ngàn vi vút như vọng lại hào khí muôn quân, chợt chạnh lòng, trước vốn hiểu biết lịch sử dân tộc còn sơ sài của những bạn trẻ...   

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rộn ràng “Tết Huế”

Không khí tết đang rộn ràng, nhộn nhịp ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn TP. Huế khi nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Festival “Tết Huế” năm 2024 được thành phố và các địa phương trên địa bàn tổ chức.

Rộn ràng “Tết Huế”
Tái hiện lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung

Tối 6/1, tại khu vực Tượng đài vua Quang Trung, núi Bân, phường An Tây, TP. Huế, UBND TP. Huế tổ chức chương trình nghệ thuật tái hiện lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ; lãnh đạo tỉnh, TP. Huế, các sở ban ngành, địa phương và đông đảo người dân trên địa bàn.

Tái hiện lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung
Kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh

Sáng 6/1, tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ (phường An Tây, TP. Huế), UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh. Tham dự có đại diện lãnh đạo thành phố, các sở ban ngành, đoàn thể và người dân trên địa bàn.

Kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh
Nhộn nhịp thị trường đồ dùng học tập

Sách giáo khoa (SGK) và đồ dùng học tập là hành trang không thể thiếu của học sinh. Trước thềm năm học mới là thời điểm mua sắm SGK, đồ dùng học tập diễn ra sôi động nhất.

Nhộn nhịp thị trường đồ dùng học tập
Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh có phải là nơi thờ hai vò xương sọ Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ?

Có gỉa thuyết về việc hai vò xương sọ của hai anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ sau khi được một số quan binh bí mật phá ngục thất – nơi giam giữ vò xương sọ - nhân sự kiện “Thất thủ Kinh đô Huế năm 1885” đã đưa về chôn ở Miếu Đôi, ngày nay ở làng Dạ Lê Chánh (phường Thủy Vân, TP. Huế).

Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh có phải là nơi thờ hai vò xương sọ Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ
Return to top