ClockThứ Ba, 27/08/2019 21:09

Chắp đôi cánh xanh cho ngành hàng không châu Á phát triển bền vững

TTH - Thông tin mới trên trang Eco Business cho hay, châu Á sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không toàn cầu trong vòng 20 năm tới, trong đó chú trọng mở rộng vai trò của khu vực trong việc đảm bảo ngành công nghiệp này sẽ ít tác động tới môi trường.

Hàng không châu Á đối mặt sự thiếu hụt phi công nghiêm trọngCục Hàng không Việt Nam cấm mang máy tính Macbook Pro 15 inch lên máy bay

Trong 20 năm tới, dự kiến hơn 1/2 lượng khách chọn dịch vụ bay sẽ đến từ khu vực châu Á. Ảnh: Eco Business

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế thông tin, trong vòng 20 năm tới, dự kiến hơn 1/2 lượng khách trải nghiệm dịch vụ bay sẽ đến từ khu vực châu Á, với Trung Quốc có thể sẽ vượt qua Mỹ và trở thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới. Đồng thời, Ấn Độ và Malaysia cũng có thể sẽ lọt Top 5 thị trường hàng không lớn nhất.

Để đáp ứng với nhu cầu ngày càng gia tăng, các quốc gia trên khắp khu vực châu Á đã và đang xây dựng thêm rất nhiều sân bay mới. Cụ thể cho đến năm 2035, Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi số lượng từ 235 lên thành 450 sân bay, trong khi Ấn Độ cũng lên kế hoạch xây mới thêm khoảng 100 sân bay trong cùng thời kỳ. Singapore, Indonesia, Thái Lan và Hàn Quốc cũng đang tiến hành hoặc lên kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD để mở rộng sức chứa của các sân bay.

Với vấn đề môi trường là ưu tiên quan tâm chính, Tổng Thư ký Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) Fang Liu nhấn mạnh: Điều quan trọng là sự phát triển của năng lực vận tải hàng không trong tương lai sẽ được quản lý bởi các sân bay được xây dựng, hoặc hiện đại hóa trên cơ sở chính sách và khả năng bảo vệ môi trường hiệu quả nhất.

Như vậy, mỗi dự án cơ sở hạ tầng sân bay mới sẽ là một cơ hội để hướng đến giảm thiểu tác động đối với môi trường và giảm tác động của biến đổi khí hậu đối với cơ sở hạ tầng và các hoạt động liên quan.

Một số hành động thiết thực có thể kể đến là khi Malaysia bổ sung xây mới thêm 1 nhà ga cho sân bay quốc tế Kuala Lumpur, các tòa nhà đã được thiết kế tối đa hóa việc sử dụng ánh sáng mặt trời để chiếu sáng và áp dụng lưu trữ nước mưa, hỗ trợ cung cấp 9% nhu cầu nước của sân bay. Hay sân bay quốc tế Bắc Kinh (Trung Quốc) cũng đưa vào sử dụng hệ thống điều khiển tòa nhà thông minh KNX để tối ưu hóa hoạt động chiếu sáng. Đơn cử, sân bay xây dựng tường kính và giếng trời. Hệ thống cảm biến ánh sáng gắn trên mặt ngoài của sân bay sẽ kết nối với hệ thống chung, cho phép cắt giảm sử dụng điện nhân tạo khi có đủ ánh sáng tự nhiên ban ngày. Cảm biến điện trong phòng vệ sinh cũng tự động ngắt khi không có nhu cầu sử dụng...

Trước xu hướng xanh trong tương lai, Wai Tai Yeap – người đứng đầu tập đoàn điện và tự động hóa ABB ở Singapore lưu ý rằng, các sân bay có thể làm nhiều hơn thế nữa để phát triển bền vững trong tương lai. Cụ thể, tích hợp sử dụng các phương tiện hoạt động bằng điện để chuyên chở hành khách và hàng hóa quanh sân bay có thể đóng góp một phần trong việc giảm khí thải ra môi trường... Bằng cách tích hợp những biện pháp tiến bộ, ngành hàng không châu Á sẽ ngày càng phát triển hơn nữa nhờ “chắp đôi cánh xanh thân thiện”.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Eco Business)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Return to top