ClockThứ Ba, 11/05/2021 14:24

Chị Huyền làm trống

TTH - Những tiếng cách cách đóng đinh gỗ, tiếng rổn rảng trống khua từ lâu đã quen thuộc với những người dân tổ dân phố 9 (phường Phú Bài, TX. Hương Thủy). Người dân nơi đây quen với tiếng làm trống, thử trống, và cũng quen dần với hình ảnh chị Nguyễn Thị Huyền, người phụ nữ hàng ngày cặm cụi tiếp nối nghề trống truyền thống làng Đọi Tam.

Giữ nghề và giàu lên từ nghề

Vợ chồng chị Huyền giữ nghề làng trống Đọi Tam

Truyền nhân làng trống

Chị Nguyễn Thị Huyền sinh ra và lớn lên ở làng trống nổi tiếng Đọi Tam (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam). Qua hàng trăm năm gìn giữ và kế tục, trống làng Đọi Tam trở thành cái tên mà mỗi khi nhắc đến làng nghề làm trống ai ai cũng biết đến.

Ở làng Đọi Tam, phụ nữ cũng làm trống. Làng nghề còn thành lập đội trống toàn chị em với tên gọi Đội trống gái Đọi Tam. Đây là nơi sinh hoạt, cũng là phương cách hay để làng trống giữ nghề, truyền cho lớp con cháu tình yêu với chiếc trống truyền thống.

“Ở làng tôi hầu như nhà nào cũng làm trống. Với hai nguyên liệu chính là gỗ mít và da trâu nhưng những chiếc trống Đọi Tam làm ra bao giờ cũng có âm sắc riêng”, chị Huyền nói.

Khi cùng chồng vào Huế, anh chị ấp ủ hy vọng mang theo nghề gia truyền lập nghiệp nơi xa. Không còn riêng miếng cơm manh áo, niềm đam mê nghề làm trống đã thấm vào từng ánh mắt, hơi thở của người con quê Hà Nam. Đó còn là trách nhiệm của một người thợ làm trống, giữ cho làng trống Đọi Tam phát triển, không làm mất đi nét truyền thống nhưng vẫn bắt kịp xu thế thời đại.

“Bởi thế chúng tôi rất chú trọng vào chất lượng trống, từ khâu chọn nguyên liệu, làm tang trống, bào chà tang đến đóng đinh, bịt da”. Học hỏi theo kinh nghiệm nghề tổ tiên truyền lại: “Da trâu tang mít, đánh ít kêu nhiều”.

Gỗ làm trống phải lựa loại gỗ mít đạt độ dẻo, có thể uốn cong theo quy cách từng loại trống. “Da trâu thì phải là loại già, dai, chất lượng. Tuy vậy, kỹ thuật mới là khâu quan trọng nhất quyết định chất lượng thành phẩm, dù đa dạng mẫu mã, song tựu trung, chiếc trống phải đảm bảo độ vang, rền và độ đanh”, chị Huyền cho hay.

Gìn nghề, giữ nghề

Trong khi trống làng âm thanh vang, rền thì trống trung thu lại rổn rảng, bắt tai hơn... Mỗi loại trống tùy theo yêu cầu nhất định phải có cách xử lý nguyên vật liệu, các khâu làm tang trống, căng da, đóng đinh khác nhau. Chiếc trống Trung thu kích cỡ nhỏ được chị Huyền làm lanh lẹ, gọn gàng bao nhiêu thì trống làng to quá một người ôm lại khó khăn, cực nhọc bấy nhiêu.

Theo chị Huyền, cực nhất là khâu căng da lên trống. Các mặt da phải được dàn đều, đạt độ căng nhất định, chỉ cần da chùng, tiếng trống sẽ như người hụt hơi, rất khó chịu. Bởi thế vốn chân yếu tay mềm, song chị Huyền vẫn xăng xái leo lên mặt trống, siết thật chặt các mối dây, dồn hết sức lực vào cánh tay để căng da trống.

Công đoạn yêu cầu sự cẩn thận, tỉ mẩn tiếp theo là đóng đinh gỗ cố định da trống. Hàng trăm chiếc đinh từ tre già được chị cẩn thận vót nhọn, dùng lực đóng cố định vào tang trống. Sau đó, chị lại cẩn thận dùng búa đóng vào đinh, để lại sau những nhát búa là hàng đinh đều tít tắp.

Gần 20 năm gắn bó với nghề, mùi thơm của gỗ mít, mùi ngai ngái của da trâu giúp chị có công ăn việc làm ổn định, cùng chồng gây dựng thương hiệu trống được nhiều người biết đến. Nhiều khách hàng tìm đến cửa hàng của chị đã phải nhạc nhiên. Bởi rằng, chính người phụ nữ nhỏ nhắn và xởi lởi kia đã làm nên những chiếc trống âm thanh vang rền.

Ngoài làm trống mới, chị Nguyễn Thị Huyền và anh Lê Ngọc Hoàng, chồng của chị còn nhận sửa trống hư hỏng. Được chọn kỹ càng từ nguyên liệu đến cách làm, nên trống chị Huyền gia công thường rất bền. Có chiếc gần 10 năm vẫn thùng thình âm vang.

Với niềm đam mê nghề truyền thống, chị Nguyễn Thị Huyền góp phần mang âm thanh làng trống truyền thống đến với xứ Huế, làm phong phú thêm những âm thanh vang vọng của những ngày hội làng ở đất Thần Kinh.

Bài, ảnh: Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

Ở chợ Phú Hậu - chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên Huế, không khí bán buôn bắt đầu tấp nập từ lúc 2 giờ sáng, khi ngày mới vừa chớm qua. Tiếp sau những chuyến xe hàng chở nông sản từ các miền Nam, Bắc ghé chợ là công việc bốc dỡ và vận chuyển hàng giúp các tiểu thương của các chị cửu vạn. Công việc vất vả, nhưng tiền công mỗi chuyến chở hàng nông sản của các chị cũng chỉ được vài ngàn đồng. Có phần nhẹ nhàng hơn nhưng cũng bám chợ vất vả không kém là chị em tiểu thương có sạp hàng ổn định hay các chị “chạy hàng” nhỏ lẻ. Dẫu vậy, khi nói về “ngày của mình”, các chị cũng chỉ đơn giản: Mong gia đình bình an và bản thân đủ sức khỏe để theo chợ, bám việc mỗi ngày.

Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối
Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024)
Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

“Bằng những mô hình cụ thể, việc làm thiết thực và những kết quả nổi bật, phụ nữ Thừa Thiên Huế đã và đang là nhân tố tích cực thực hiện các phong trào, cuộc vận động, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh
Return to top